Content text LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM_ĐỀ CƯƠNG CHIA SẺ EZ
CHƯƠNG 1 Câu 1: Trình bày hiểu biết về Cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng (2-1930). Phân tích tính đúng đắn, sáng tạo của Cương lĩnh a. Hội nghị thành lập Đảng - Từ 6/1929 đến 1/1930, ở đông dương xuất hiện 3 tổ chức cộng sản đảng ( đông dương cộng sản đảng, an nam cộng sản đảng, an nam cộng sản liên đoàn). Sự ra đời của 3 tổ chức này đã khẳng định khuynh hướng vô sản đang phát triển mạnh mẽ và dần trở trành sự lựa chọn tất yếu của cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên việc 3 tổ cức này cùng tồn tại song song sẽ dẫn đến tình trạng chia rẽ trong nội bộ phong trào cách mạng và đặt ra yêu cầu thành lập 1 đảng duy nhất. - Trước tình hình đó, với tư cách là phải viên của quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã từ Xiêm về Trung Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất thành lập Đảng. Hội nghị diễn ra từ ngày 6/1/1930 đến ngày 7/2/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc). -Nội dung hội nghị: + Quyết định hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. + Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vẫn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt và chương trình tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Những văn kiện này hợp thành cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng. + Cử ra ban chấp hành trung ương lâm thời * Ngày 24/2/1930, Đông Dương cộng sản liên đoàn chính thức gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn tất việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam b. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đàng * Nội dung của Cương lĩnh - Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam: Đàng chủ trương làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Với phương hướng chiến lược này, cách mạng Việt Nam phải trải hai cuộc vận động: (1). Hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc và giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân;
(2). Đi tới xã hội cộng sản. Hai cuộc vận động này liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau, cuộc vận động trước thành công tạo điều kiện cho cuộc vận động sau giành thắng lợi. Vì vậy, giữa hai giai đoạn cách mạng này không có bức tường ngăn cách. Đó là đường lối chính trị nhằm hướng vào giải quyết những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến và định hướng phát triển theo nội dung và xu thế của thời đại. -Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng: 3 nhiệm vụ chính: + Chính trị: Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông bình và tổ chức quân đội công nông. + Kinh tế: Quốc hữu hóa toàn bộ tài sản lớn của đế quốc Pháp (như công trình giao thông, nhà máy, xí nghiệp, ngân hàng...) giao cho chính phủ Công Nông Bình quản lý; Tịch thu toàn bộ ruộng đất của đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo; giảm sưu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp, nông nghiệp, thực hiện luật ngày làm 8 giờ. + Văn hoá, xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức (như tự do đi lại, hội họp, ngôn luận, báo chí...); thực hiện nam nữ bình đẳng; phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá. Như vậy, cuộc cách mang có ba nhiêm vụ nhưng thực chất là giải quyết hai vấn đề cơ bản của cách mang VN, đó là vấn đề chống đế quốc và chống phong kiến, trong đó nhiệm vụ chống để quốc là hàng đầu -Lực lượng cách mạng: + Công nhân và nông dân là lực lượng đông đảo của cách mạng, trong đó, Đảng phải vận động và thu phục được đông đảo công nhân làm cho giai cấp công nhân lãnh đạo được dân chúng; Đảng phải thu phục được đông đảo nông dân, dựa vững vào nông dân nghèo để lãnh đạo họ làm cách mạng ruộng đất. + Đảng phải lôi kéo được tiểu tư sản, trí thức, trung nông... đi về phía cách mạng, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản Việt Nam... (nếu chưa lộ mặt phản cách mạng). Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ (như Đảng Lập hiến...). + Trong khi liên minh với các giai cấp phải thận trọng, không đi vào con đường thoả hiệp với kẻ thù.
- Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đàng là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Đảng đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, nhằm giải phóng toàn thể dân tộc VN. "Đảng có vũng, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vũng thi thuyền mới chạy". Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. -Quan hệ quốc tế. Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới. Đảng phải liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới nhất là với quần chúng vô sản Pháp, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. * Ý nghĩa của Cương lĩnh: Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo. - Đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, thắm đượm tinh thần dân tộc. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh. - Là ngọn cờ tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân đưa cách mạng VN giành nhiều thắng lợi. Câu 2: Trình bày hiểu biết về chủ trương chyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của Đảng giai đoạn 1939-1941. Chủ trương đó đã khắc phục những hạn chế j của Luận cương chính trị tháng 10-1930 a. Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng (1939-1941) * Bối cảnh lịch sử. - Thế giới: + Ngày 1/9/1939, Đức bất ngờ tấn công Ba lan. Ngày 3/9/1939, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Như vậy, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. ⇒ Cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. + Thực dân Pháp lao vào vòng chiến gây ảnh hưởng trực tiếp đến các nước trong hệ thống thuộc địa của pháp trong đó có đông dương và việt nam. -Tình hình trong nước: + Thực dân pháp thực hiện cuộc sống thời chiến phản động ở đông dương. Thực dân Pháp tăng cường bộ máy đàn áp, lệnh thiết quân luật được ban bố. Ngày 28-9-1939 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cấm tuyên truyền cộng sản, đặt
Đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, giải tán các hội, đoàn, đóng cửa các tờ báo và nhà xuất bản, cấm hội họp và tụ tập đông người... -Thực dân Pháp thi hành chính sách thời chiến, phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng, thực hiện chính sách "kinh tế chỉ huy” nhằm tăng cường vơ vét sức người, sức của để phục vụ cuộc chiến tranh để quốc. -Tháng 9-1940, Nhật xâm lược Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng và câu kết với Nhật để thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, làm cho nhân dân Đông Dương phải chịu cảnh "một cổ hai tròng", mâu thuẫn dân tộc phát triển sâu sắc, đòi hỏi cần phải giải quyết cấp bách. Vi vậy, Đàng chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. * Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng + Thể hiện ở các văn kiện : - Thông cáo của ĐCSĐD, ngày 29-9-1939, "Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải phóng" - Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 6, họp tháng 11- 1939, tại Bà Điểm (Hóc Môn, Gia Định), do đồng chí Nguyễn Văn Cứ chủ tri. - Hội nghị Trung ương 7, thán 11/1940, tại làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) do đồng chí Trường Chinh chủ trì khẳng định kẻ thủ chính là pháp, nhật, duy trì đội du kích Bắc Sơn; đình chỉ khởi nghĩa nam kỳ. - Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng vào tháng 5-1941, ở Pắc Pó Cao Bằng, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. * Nội dung chủ trương: - Hội nghị nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc VN và pháp, nhật. Hội nghị chủ chương đặt nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nhiệm vụ chống phong kiến được thực hiện từng bước phục vụ cho nhiệm vụ cho nhiệm vụ chống đế quốc. Đối với nhiệm vụ chống phong kiến, hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu "cách mạng ruộng đất" mà thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của để quốc và việt gian cho dân cày, chia lại ruộng đất công cho dân cày nghèo và giảm tô thuế nhằm tập hợp mọi lực lượng để giải phóng dân tộc. - Hội nghị trung ương 8 (5/1941): từ việc khẳng định vấn đề dân tộc được giải quyết trong khuôn khổ từng nước ĐD, hội nghị chủ trương thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng. Ở VN chủ trương thành lập Hội VNĐLĐM gọi tắt là Việt Minh, nòng cốt của mặt trận là các đoàn thể Cứu quốc nhằm đoàn kết mọi lực lượng, nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc, tranh thủ mọi lực lượng để GPDT. Hội nghị cũng