PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chuyên Đề 20 - Base (base tan, base không tan và base lưỡng tính).docx

Tên Chuyên Đề: Base (base tan, base không tan và base lưỡng tính) Phần A: Lí thuyết được soạn chi tiết và có sự liên kết với các bài tập bên dưới. I - Khái niệm - Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH - . - Công thức phân tử của base gồm có một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hydroxide (-OH). Số nhóm OH bằng với hoá trị của kim loại. - Hầu hết của hydroxide của kim loại là các base. Quy tắc gọi tên các base như sau: Tên kim loại (kèm hoá trị đối với kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide - Phân lớn các base không tan trong nước (base không tan như Mg(OH) 2 , Cu(OH) 2 ), Al(OH) 3 , Fe(OH) 2 , Fe(OH) 3 ,… một số ít tan trong nuóc tạo thành dung dịch kiềm (base kiềm) như KOH, NaOH, Ba(OH) 2 ,.... II - Tính chất hoá học + Làm đổi màu chất chỉ thị: Dung dịch base làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh, dung dịch phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng. + Phản ứng trung hòa (Tác dụng với dung dịch acid): BASE + DUNG DỊCH ACID  MUỐI + NƯỚC + Một số base có tính lưỡng tính như Al(OH) 3 , Zn(OH) 2, Cr(OH) 3 tác dụng với dung dịch acid và dung dịch base mạnh. + Một số base không tan bị nhiệt phân tạo oxide+H 2 O III - Thang pH- chất chỉ thị (phenolphtalein và quỳ tím) pH Môi trường của dung dịch phenolphtalein và quỳ tím pH < 7 acid Không đổi màu-đỏ pH > 7 base Hồng-xanh pH = 7 trung tính Không đổi màu Chú ý: Các base tan làm quỳ ẩm chuyển xanh Phần B: Bài Tập Được Phân Dạng (mỗi dạng tối thiểu 10 câu) Dạng 1: Bài tập định tính (nhận biết- bài tập thực tiễn) - Phương pháp: + Dựa vào môi trường của dung dịch để nhận biết các dung dịch bằng chất chỉ thị + Dựa vào hiện tượng của phản ứng như kết tủa, đổi màu, có khí thoát ra để lựa chọn thuốc thử + Dựa vào tính chất hóa học của base : tác dụng với acid - Ví dụ minh họa (chỉ cần giải mẫu 1 hoặc 2 câu): Câu 1. Cho các chất sau: NaCl, HCl, H 2 SO 4 , Ba(OH) 2 , Ca(OH) 2 , Mg(OH) 2 , NaOH. Những chất nào có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh Đáp án: Ba(OH) 2 , Ca(OH) 2 , NaOH.
Câu 2: Tại sao khi bị ong hoặc kiến đốt, người ta thường bôi vôi vào vết đốt? Trả lời: Trong nọc của con ong và kiến có chứa các acid. Khi bôi vôi tôi (Ca(OH) 2 ) vào vết ong hoặc kiến đốt sẽ có tác dụng giảm đau do xảy ra phản ứng trung hòa acid và base làm cho vết đốt không còn cảm giác đau. - Bài tập giải chi tiết Câu 1: Có hai ống nghiệm không nhãn đựng dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Nêu cách nhận biết hai dung dịch trên. Hướng dẫn giải Trích mẫu thử hai dung dịch vào ống nghiệm Cho quỳ tím lần lượt vào hai mẫu thử: + Nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì dung dịch là HCl + Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh thì dung dịch là NaOH Câu 2: Nêu cách nhận biết ba dung dịch: HCl, H 2 SO 4 , Ca(OH) 2 chỉ dùng giấy quỳ tím. Hướng dẫn giải Trích mẫu thử hai dung dịch vào ống nghiệm - Cho quỳ tím lần lượt vào hai mẫu thử: + Nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì dung dịch là HCl, H 2 SO 4 + Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh thì dung dịch là Ca(OH) 2 - Cho Ca(OH) 2 vừa nhận biết xong lần lượt vào 2 mẫu thử acid + Nếu thấy xuất hiện kết tủa trắng thì dung dịch là H 2 SO 4 Ca(OH) 2 + H 2 SO 4  CaSO 4 + H 2 O + Nếu không có hiện tượng gì thì dung dịch là HCl Câu 3: Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH) 2 , NaOH, Na 2 SO 4 . Chỉ cần dùng thêm 1 hóa chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên? Hướng dẫn giải Lấy mỗi chất 1 ít cho ra các ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự tương ứng. Cho quỳ tím vào mẫu thử từng chất và quan sát, thấy: - Những dung dịch làm quỳ tím đổi màu là: NaOH và Ba(OH) 2 , (nhóm 1). - Những dung dịch không làm quỳ tím đổi màu là: NaCl, Na 2 SO 4  (nhóm 2). Để nhận ra từng chất trong mỗi nhóm, ta lấy một chất ở nhóm (1), lần lượt cho vào mỗi chất ở nhóm (2), nếu có kết tủa xuất hiện thì chất lấy ở nhóm (1) là Ba(OH) 2  và chất ở nhóm (2) là Na 2 SO 4 . Từ đó nhận ra chất còn lại ở mỗi nhóm.
Phương trình phản ứng: Ba(OH) 2  + Na 2 SO 4  → BaSO 4  + NaOH Câu 4. Chỉ được lấy thêm một chất khác, hãy nhận biết các chất sau ở dạng bột: Al, Ba, BaO, BaCO 3 . Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có). Hướng dẫn giải Dùng nước cho vào từng chất bột: + Tan, thoát khí: Ba Ba+2H 2 O→Ba(OH) 2 +H 2 + Tan: BaO BaO+H 2 O→Ba(OH) 2 + Không tan: Al,BaCO 3 (1) Cho dung dịch Ba(OH) 2  vào (1): + Tan, thoát khí: Al Ba(OH) 2 +2Al+2H 2 O→Ba(AlO 2 ) 2 +3H 2 + Không tan: BaCO 3 Câu 5. Có ba dung dịch: giấm ăn, nước đường, nước xà phòng. Hãy trình bày cách nhận biết 3 dung dịch trên (dụng cụ, hoá chất có đủ). Hướng dẫn giải Lấy mỗi dung dịch ra một ít làm mẫu thử. Cho 3 mẩu giấy quỳ tím vào 3 mẫu thử. - Mẫu dung dịch nào làm quỳ tím hoá đỏ là giấm ăn. - Mẫu dung dịch nào làm quỳ tím hoá xanh là nước xà phòng. - Còn lại là nước đường không làm quỳ tím chuyển màu. Câu 6. Cho 2 ml dung dịch HCl 0,2 M vào ống nghiệm (1) 2 ml dung dịch NaOH 0,2 M vào ống nghiệm (2), 1 ml dung dịch HCl 0,2 M và 1 ml dung dịch NaOH 0,2 M vào ống nghiệm (3). Nếu cho giấy quỳ tím vào ba ống nghiệm trên thì giấy quỳ tím trong mỗi ống nghiệm sẽ có màu gì? Hướng dẫn giải Ống 1: giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Ống 2: giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh. Ống 3: giấy quỳ không thay đổi màu, giải thích: HCl + NaOH → NaCl + H 2 O Ban đầu HCl và NaOH có cùng số mol, do đó phản ứng xảy ra hoàn toàn, dung dịch sau phản ứng chỉ chứa NaCl không làm đổi màu quỳ tím.
Câu 7.Ở nông thôn, người ta thường dùng vôi bột rắc lên ruộng để khử chua cho đất. Biết bằng thành phần chính của vôi bột là CaO. CaO tác dụng với H 2 O tạo thành Ca(OH) 2 theo phương trình hóa học: CaO + H 2 O  Ca(OH) 2 . Hãy giải thích tác dụng của vôi bột. Hướng dẫn giải Vì vôi bột tan trong nước tạo thành dung dịch base, đất có tính chua do có chứa acid. Khi rắc vôi bột lên ruộng sẽ có tác dụng khử chua do xảy ra phản ứng trung hòa giữa acid và base. Câu 8. Sau khi dùng xà phòng, tay thường bị nhờn. Người ta có thể dùng nước chanh rửa lại để hết nhờn. Hãy giải thích tại sao có thể dùng nước chanh để rửa sạch xà phòng gây nhờn. Hướng dẫn giải Xà phòng nhờn vì có base. Khi rửa tay bằng nước chanh (có acid), phản ứng trung hoà xảy ra, kiềm phản ứng hết nên tay sẽ hết nhờn. Câu 9. pH của một số chất như sau: Chất Dịch dạ dày Nước chanh Nước soda Nước cà chua Nước táo Sữa Nước tinh khiết Huyền phù Al(OH) 3 pH 1 2 3 4 5 6 7 9 Dựa vào bảng pH trên hãy giải thích: a) Tại sao đối với những người bị viêm dạ dày, khi đói, nếu uống nước hoa quả (chanh, táo,...) hoặc nước soda thì sẽ thấy bụng đau, khó chịu? b) Người bị viêm dạ dày khi đói sẽ rất đau vì dịch dạ dày tiết ra làm đau chỗ loét. Tại sao dùng thuốc có chứa Al(OH) 3  có thể làm giảm đau? Hướng dẫn giải a) Khi đói, dịch dạ dày nhiều (nồng độ acid trong dạ dày cao). Nếu uống thêm nước hoa quả hoặc nước soda thì sẽ làm tăng nồng độ acid trong dạ dày nên càng thấy khó chịu. b) Al(OH) 3  có phản ứng trung hoà acid trong dịch dạ dày, làm giảm nồng độ acid, do đó thuốc có chứa Al(OH) 3  có thể làm giảm đau. Câu 10. Tại sao khi bị ong hoặc kiến đốt, người ta thường bôi vôi vào vết đốt? Hướng dẫn giải Trong nọc độc của một số côn trùng như: ong, kiến … có chứa một lượng acid gây bỏng da và đồng thời gây rát, ngứa. Khi bị ong hoặc kiến đốt, người ta thường bôi vôi vào vết đốt, khi đó có phản ứng trung hoà acid – base xảy ra làm cho vết phồng xẹp xuống và không còn cảm giác rát ngứa.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.