Content text 4. KHÁNG NGUYÊN.pdf
2 Phụ thuộc vào khả năng chuyển hóa của kháng nguyên trong cơ thể vật chủ: Đối với kháng nguyên khó chuyển hóa như protein tổng hợp từ acid amin loại D hay từ vỏ vi khuẩn thì cấu trúc bên ngoài thường được nhận bằng tế bào lympho B tạo ra tính sinh miễn dịch yếu. Đối với kháng nguyên dễ chuyển hóa sẽ bộc lộ cấu trúc bên trong được nhận diện bằng tế bào lympho T và hỗ trợ cho tế bào lympho B nên sinh miễn dịch mạnh. Phụ thuộc vào vai trò của đại thực bào: Kháng nguyên càng lớn càng dễ bị đại thực bào xử lý thì tính sinh miễn dịch càng cao và ngược lại. 2.1.3. Cách gây miễn dịch, liều kháng nguyên - Đường vào: Kháng nguyên vào cơ thể bằng các đường khác nhau sẽ kích thích tổ chức bạch huyết khác nhau sinh kháng thể. Khi đưa kháng nguyên theo đường tĩnh mạch sẽ kích thích gan, lách, tủy xương sinh kháng thể. Khi đưa kháng nguyên theo đường tiêm bắp, tiêm dưới da sẽ kích thích hạch bạch huyết ngoại biên sinh kháng thể. Khi đưa kháng nguyên theo đường kết mạc mắt sẽ kích thích toàn thân sinh kháng thể. Tuy nhiên còn phụ thuộc loại kháng nguyên, một cách tổng quát thì kháng nguyên hòa tan tiêm trong da, tiêm dưới da, tiêm bắp kích thích cơ thể sinh kháng thể mạnh hơn đường tĩnh mạch. Kháng nguyên dạng hạt như hồng cầu, vi khuẩn tiêm tĩnh mạch vẫn tạo đáp ứng miễn dịch tốt - Tá chất: Là một chất khi đưa vào cùng với kháng nguyên để gây miễn dịch sẽ làm tăng tính gây miễn dịch của kháng nguyên lên. Có rất nhiều chất có nguồn gốc và cấu tạo khác được sử dụng làm tá chất. Trong thực tế hay dùng là Alhydroxit, Freund. Cơ chế làm tăng tính gây miễn dịch của tá chất là: + Làm cho kháng nguyên được giữ lại lâu và giải phóng từ từ. + Làm tăng phản ứng viêm tại nơi tiêm kháng nguyên. + Hoạt hoá, tăng sinh các tế bào miễn dịch + Làm thay đổi tính chất vật lý của kháng nguyên. - Liều kháng nguyên: Nếu đưa kháng nguyên với liều quá nhỏ sẽ không đủ kích thích sinh kháng thể. Nếu đưa kháng nguyên với liều quá lớn sẽ gây tê liệt miễn dịch. 2.1.4. Tính phản ứng của cơ thể Cùng một kháng nguyên nhưng ở các cơ thể khác nhau sẽ sinh kháng thể ở mức độ khác và khả năng này mang tính di truyền. 2.1.5. Tương tác 2 dòng tế bào lympho B và lympho T Đòi hỏi một điều kiện quan trọng là phải có cùng kháng nguyên phù hợp tổ chức MHC.
3 2.2. Tính đặc hiệu kháng nguyên Là đặc tính mà kháng nguyên ấy chỉ đáp ứng với kháng thể do nó kích thích sinh ra. Kháng nguyên có tính đặc hiệu là do mỗi kháng nguyên có cấu trúc đặc hiệu riêng và do sự nhận biết của tế bào lympho T đối với từng kháng nguyên. Cấu trúc đặc hiệu của kháng nguyên không phải do toàn bộ phân tử kháng nguyên quyết định mà do một trong những đoạn nhỏ nằm trên phân tử kháng nguyên quyết định, đó là các quyết định kháng nguyên (epitop). Epitop sẽ quyết định tính đặc hiệu của đáp ứng miễn dịch chống kháng nguyên đó và cũng là vị trí để kháng thể gắn với kháng nguyên một cách đặc hiệu. Vị trí trên kháng thể gắn quyết định kháng nguyên là paratop. Epitop là một cấu trúc có trên bề mặt phân tử kháng nguyên có khả năng liên kết với chỉ một phân tử kháng thể. Mỗi kháng nguyên phức tạp có nhiều epitop khác nhau. Vậy kháng thể chống lại một kháng nguyên thực chất là một phức hợp kháng thể trong đó mỗi kháng thể chống lại một epitop khác nhau. Quyết định kháng nguyên giống nhau gây phản ứng chéo Tính đặc hiệu của kháng nguyên là rất nghiêm ngặt nhưng trong thực tế 2 kháng nguyên có nguồn gốc khác nhau có thể phản ứng với nhau tức là cùng phản ứng với 1 kháng thể là do 2 kháng nguyên này có một hoặc nhiều epitop giống nhau hoặc tương tự nhau. 3. PHÂN LOẠI 3.1. Theo khả năng sinh kháng thể - Kháng nguyên hoàn toàn: Có nhiều epitop, khi vào trong cơ thể tự nó có thể kích thích cơ thể sinh kháng thể và kết hợp đặc hiệu với kháng thể do nó kích thích sinh ra. - Kháng nguyên không hoàn toàn (Hapten - Bán kháng nguyên): Thường mang 1 epitop cùng loại, khi vào cơ thể một mình nó không thể kích thích cơ thể sinh kháng thể mà phải gắn protein tải mới kích thích sinh kháng thể nhưng lại kết hợp đặc hiệu với kháng thể.
4 3.2. Theo tính tương đồng gen học - Kháng nguyên khác loài - Kháng nguyên đồng loài - Kháng nguyên tự thân: Ký sinh trùng sốt rét gây phá vỡ hồng cầu làm hệ thống miễn dịch làm cơ thể sinh kháng thể chống lại. 3.3. Theo bản chất hoá học - Kháng nguyên là protein: Trọng lượng phân tử cao sẽ sinh miễn dịch cao và ngược lại. - Kháng nguyên là glucid: Là các polysacarid hay phần glucid của glycoprotein. - Kháng nguyên là lipid: Phải kết hợp với protein hoặc glucid. - Kháng nguyên là acid nucleic: Phải kết hợp với protein - Kháng nguyên là các chất tổng hợp khác: Phải kết hợp protein tải hoặc có trọng lượng phân tử đủ lớn. - Siêu kháng nguyên: Là loại kháng nguyên gây hoạt hoá tế bào miễn dịch không cần MHCII của tế bào APC như bình thường mà liên kết trực tiếp với vùng ít biến đổi của TCR nên chúng kích thích 1 số lượng lớn tế bào lympho T dẫn đến sản xuất hàng loạt cytokin như IL1, 2; TNF ... gây tình trạng viêm, nhiễm độc. Điển hình của siêu kháng nguyên là các độc tố A, B, E... của tụ cầu gây ra nhiễm độc thức ăn. 3.4. Theo tương tác 2 dòng tế bào lympho T và lympho B - Kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức: Chỉ gây đáp ứng miễn dịch khi tuyến ức còn nguyên vẹn và có sự hỗ trợ của tế bào lympho Th. Ví dụ: Kháng nguyên nhóm máu, kháng nguyên ghép, kháng nguyên là protein... - Kháng nguyên không phụ thuộc tuyến ức: Vẫn tạo đáp ứng miễn dịch khi tuyến ức đã cắt bỏ và không cần sự hỗ trợ của tế bào lympho T. VD: Polycaccarid, chất trùng hợp acid amin D. 3.5. Theo nguồn gốc tế bào - Kháng nguyên động vật - Kháng nguyên thực vật: Hay gây dị ứng như phấn hoa. - Kháng nguyên ghép, ung thư, TSTA. - Kháng nguyên vi sinh.