Content text KHA-2019-196074.pdf
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG CHỨC KIỂM SOÁT CHI CỦA CƠ QUAN KHO BẠC NHÀ NƢỚC 1.1. Công chức Kiểm soát chi và năng lực của công chức Kiểm soát chi của cơ quan Kho bạc nhà nƣớc 1.1.1. Công chức Kiểm soát chi của cư quan Kho bạc nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm về công chức kiểm soát chi của cơ quan Kho bạc nhà nước “Theo QĐ số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/07/2015 của Thủ tướng Chính phủ: KBNN được hiểu là CQ trực thuộc Bộ TC, TH chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ TC QL NN về quỹ NSNN, các quỹ TC NN; QL ngân quỹ NN; tổng kế toán NN; TH việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư PT thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo QĐ của PL”. KBNN được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất. Hệ thống KBNN ở Việt Nam hiện nay bao gồm: - CQ KBNN ở Trung ương. - CQ KBNN ở địa phương, gồm: + KBNN ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực thuộc KBNN. + KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trực thuộc KBNN tỉnh. Chịu trách nhiệm vận hành BM của các KBNN các cấp là ĐNCB, CC, viên chức được bổ nhiệm, tuyển dụng theo QĐ hiện hành của Luật CB , CC và Luật Viên chức. “Trong đó, theo Luật CB , CC năm 2008, khái niệm CC được xác định như sau: CC là công dân VN, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong CQ của ĐCSVN, NN, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp
tỉnh, cấp huyện, trong CQ, đơn vị thuộc QĐND mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong CQ, đơn vị thuộc CAND mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan CN và trong BM lãnh đạo, QL của ĐVSNCL của ĐCSVN, NN, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương NSNN; đối với CC trong BM lãnh đạo, QL của ĐVSNCL thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của ĐVSNCL theo QĐ của PL”. Trong các nghiệp vụ của KBNN, KSC là một NV quan trọng trong việc đảm bảo nguồn chi cho các HĐ PT KT-XH trên địa bàn, đồng thời, đảm bảo HQ sử dụng NL NS, chống thất thoát, lãng phí nguồn NSNN. KSC NSNN qua KBNN được hiểu là việc KBNN sử dụng các công cụ của mình TH việc thẩm định, kiểm tra các khoản chi NSNN qua KBNN nhằm đảm bảo các khoản chi đó được TH đúng đối tượng, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do NN QĐ và theo những nguyên tắc, hình thức phương pháp QL TC của NN. Như vậy có thể rút ra khái niệm về CC KSC của CQ KBNN như sau: CC KSC của CQ KBNN là ĐN LĐ được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các vị trí chịu trách nhiệm TH HĐ KSC NSNN qua KBNN đối với các tổ chức, cá nhân thụ hưởng. ĐN CC KSC của CQ KBNN thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và QL CC. 1.1.1.2. Đặc điểm của công chức kiểm soát chi của cơ quan Kho bạc nhà nước Thứ nhất, CC KSC của CQ KBNN được xếp vào ngạch CC, được phân loại theo trình độ, trong biên chế và hưởng lương từ NSNN. CC KSC của CQ KBNN là CC trong BM hành chính NN, do đó, học được QL theo các QĐ chung của CP cũng như những QĐ riêng của CQ KBNN. Thứ hai đặc điểm về công việc: công việc của CC KSC của CQ KBNN có nội dung rộng, bao quát, có liên quan trực tiếp và gián tiếp tới nhiều đối tượng sử dụng NSNN. Đối tượng trực tiếp của công việc của CC KSC là các khoản chi NSNN cho các đơn vị sử dụng NS. Do số lượng các khoản chi NSNN qua
KBNN hàng năm rất lớn (bao gồm cả CTX và chi đầu tư PT), mà biên chế CC KSC ở các CQ KBNN không nhiều, nên họ thường phải chịu áp lực về mặt thời gian do tính chất của các khoản chi mang tính cấp thiết đi liền cùng với quyền lợi và nhu cầu của các đơn vị sử dụng NSNN. Thứ ba, đặc điểm về NL chuyên môn: do tính chất phức tạp và áp lực công việc cao, đòi hỏi ĐN CC KSC của CQ KBNN phải nắm vững những kiến thức, kỹ năng về QL NSNN nói chung, về nghiệp vụ chuyên môn KSC nói riêng. Ngoài ra, họ còn phải có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp mới có thể đảm đương tốt nhiệm vụ được giao. 1.1.1.3. Vai trò của công chức kiểm soát chi của cơ quan Kho bạc nhà nước Thứ nhất, ĐN CC KSC là thành viên, là phần tử cấu thành của TCBM CQ KBNN. Nếu như ĐN CC KSC có trình độ, có đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết, có trách nhiệm với công việc được giao sẽ làm cho KBNN HĐ tốt và ngược lại, ĐN CC KSC TĐ yếu kém, NL hạn chế, quan liêu, cửa quyền, sẽ làm cho BM KBNN tê liệt. Thứ hai, ĐN CC KSC ở CQ KBNN các cấp là những người QĐ tới việc tổ chức sử dụng nguồn tiền NS, đảm bảo việc ổn định chi NSNN và HĐ của nền TC quốc dân. Việc triển khai NSNN không phải chỉ do một CQ, một trụ sở mà là từ hệ thống các KBNN từ trung ương tới địa phương. Việc chi NSNN cho các mục tiêu CTX, chi xây dựng cơ bản gồm rất nhiều các hạng mục khác nhau, việc QL cũng không đơn giản như QL TC của một DN. Thứ ba, ĐN CC KSC là những người tham mưu, phân tích, dự báo và PT ứng dụng chuyên môn: KBNN ngoài nhiệm vụ TH KH thu, chi NSNN, cũng có chức năng hỗ trợ, chủ động tham mưu đề xuát về cơ chế CS liên quan tới TC nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình TH nhiệm vụ. Thứ tư, là người đảm bảo công tác thanh tra, kiểm tra được TH có HQ. Cũng như nhiều định chế TC khác, công tác kiểm tra luôn là công tác cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho kho quỹ. Việc kiểm tra được TH thông qua chứng từ sổ sách, số liệu trên máy tính, Tuy nhiên, ĐN CC KSC là những người