Content text KNTT_K11_BÀI 6_Ý TƯỞNG KINH DOANH_Ý TƯỞNG KINH DOANH (37 CÂU).pdf
PHẦN 1 : Ý TƯỞNG KINH DOANH VÀ CƠ HỘI KINH DOANH Câu 1: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ yếu tố nào dưới đây? A. Lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài. B. Điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài. C. Mâu thuẫn của chủ thể sản xuất. D. Khó khăn của chủ thể sản xuất. Câu 2: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc lợi thế nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh? A. Sự đam mê của chủ thể sản xuất kinh doanh. B. Sự hiểu biết của chủ thể sản xuất kinh doanh. C. Khả năng huy động các nguồn lực. D. Chính sách vĩ mô của Nhà nước. Câu 3: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh, yếu tố nào dưới đây không thuộc về cơ hội bên ngoài của các chủ thể sản xuất kinh doanh? A. Nhu cầu của thị trường. B. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể. C. Khả năng huy động các nguồn lực. D. Vị trí triển khai hoạt động kinh doanh. Câu 4: Yếu tố nào dưới đây không phải là tiêu chí để đánh giá một cơ hội kinh doanh tốt? A. Hấp dẫn. B. Ổn định. C. Khả thi. D. Lỗi thời. Câu 5: Yếu tố nào dưới đây không phải là tiêu chí để đánh giá một ý tưởng kinh doanh tốt? A. Có ưu thế vượt trội. B. Có tính mới mẻ, độc đáo. C. Không có tính khả thi. D. Có lợi thế cạnh tranh. Câu 6: Những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh được gọi là A. ý tưởng kinh doanh. B. ý tưởng nghệ thuật. C. ý tưởng hội họa. D. ý tưởng kiến trúc. Câu 7: Ý tưởng kinh doanh là những suy nghĩ, hành động sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong A. học tập. B. nghệ thuật. C. kinh doanh. D. công tác. Câu 8: Một trong những đặc điểm của ý tưởng kinh doanh là ý tưởng đó phải có A. tính phi lợi nhuận. B. tính sáng tạo. C. tính nhân đạo. D. tính xã hội. Câu 9: Một trong những đặc điểm của ý tưởng kinh doanh là ý tưởng đó phải có A. tính sáng tạo. B. tính bất khả thi. C. tính nhân loại. D. tính quốc tế. Câu 10: Một ý tưởng được coi là ý tưởng kinh doanh khi ý tưởng đó có thể mang lại A. địa vị. B. lợi nhuận. C. quyền lực. D. hợp tác. Câu 11: Việc hình thành ý tưởng kinh doanh sẽ có vai trò như thế nào đối với các hoạt động kinh doanh nói chung? A. Quyết định. B. Định hướng. C. Độc lập. D. Kiểm tra. Câu 12: Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh rất cần thiết, giúp người kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản nào dưới đây khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh? A. Thời gian sẽ thành công. B. Kinh doanh mặt hàng gì. C. Đóng góp cho nền kinh tế. D. Đóng góp cho gia đình. Câu 13: Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh rất cần thiết, giúp người kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản nào dưới đây khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh? A. Cách thức kinh doanh. B. Hồ sơ kinh doanh. C. Phản hồi của khách hàng. D. Giá trị thặng dư sản phẩm. Câu 14: Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh không có vai trò nào dưới đây đối với các chủ thể kinh doanh? A. Xác định đối tượng kinh doanh. B. Xác định mục tiêu kinh doanh. C. Xác định hình thức kinh doanh. D. Xác lập quan hệ về lao động.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh? A. Xác định đối tượng khách hàng. B. Xác định cách thức hoạt động. C. Cụ thể mục tiêu kinh doanh. D. Cụ thể hóa về mặt cá nhân. Câu 16: Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh không xuất phát từ yếu tố nào dưới đây? A. Đam mê. B. Hiểu biết. C. Lợi thế. D. Bệnh lý. Câu 17: Ý tưởng kinh doanh không xuất phát từ yếu tố nào dưới đây? A. Niềm đam mê kinh doanh. B. Nhu cầu tìm lợi nhuận. C. Khẳng định bản thân. D. Vì mục đích nhân đạo. Câu 18: Khi tiến hành xây dựng ý tưởng kinh doanh, các chủ thể không cần quan tâm đến yếu tố nào dưới đây? A. Tính mới mẻ. B. Tính khả thi. C. Tính cạnh tranh. D. Tính ôn hòa. Câu 19: Khi tiến hành xây dựng ý tưởng kinh doanh, các chủ thể không cần quan tâm đến yếu tố nào dưới đây? A. Tính hiệu quả. B. Tính hữu dụng. C. Tính nhân đạo. D. Tính gia đình. Câu 20: Nhân tố nào dưới đây không phải là nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh? A. Sự đam mê. B. Sự cạnh tranh. C. Kinh nghiệm bản thân. D. Thành phần gia đình. Câu 21: Nhân tố nào dưới đây không phải là yếu tố nội tại giúp tạo ý tưởng kinh doanh cho mỗi cá nhân? A. Sự đam mê. B. Kinh nghiệm. C. Hiểu biết. D. Vị trí địa lý Câu 22: Một trong những lợi thế nội tại giúp cá nhân tạo ý tưởng kinh doanh đó là A. sự đam mê. B. địa điểm cư trú. C. địa điểm kinh doanh. D. sự cạnh tranh đối thủ. Câu 23: Nội dung nào dưới đây phù hợp với các tiêu chí của ý tưởng kinh doanh? A. Mở rộng hoạt động sản xuất. B. Cung cấp nguồn vật liệu. C. Dự kiến mở cửa hàng vật liệu. D. Phân phối vật liệu cho đại lý. Câu 24: Khi có được những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh của mình nhằm thu lợi nhuận đó là A. ý tưởng kinh doanh. B. cơ hội kinh doanh. C. mục tiêu kinh doanh. D. chiến lược kinh doanh. Câu 25: Khi đề cập đến cơ hội kinh doanh của mỗi chủ thể là nói đến điều kiện, hoàn cảnh A. khó khăn. B. thuận lợi. C. quốc tế. D. gia đình. Câu 26: Một cơ hội kinh doanh tốt là cơ hội đó phải có A. tính hấp dẫn. B. tính quốc tế. C. tính bắt buộc. D. tính pháp lý. Câu 27: Một cơ hội kinh doanh tốt là cơ hội đó phải có A. tính ràng buộc. B. tính ổn định. C. tính nhất thời. D. tính phổ biến. Câu 28: Yếu tố nào dưới đây là tiêu chí để đánh giá tính khả thi của một cơ hội kinh doanh? A. Tính nhân đạo. B. Tính hiệu quả. C. Tính phổ biến. D. Tính trìu tượng. Câu 29: Để đánh giá tính khả thi của một cơ hội kinh doanh, người ta không căn cứ vào tiêu chí nào dưới đây? A. Tính bền vững. B. Tính hiệu quả. C. Tính khả thi. D. Tính phổ biến. Câu 30: Đặc điểm nào dưới đây không phải là dấu hiệu để nhận diện một cơ hội kinh doanh? A. Tính thời điểm. B. Tính hấp dẫn. C. Tính ổn định. D. Tính quốc tế. Câu 31: Nội dung nào dưới đây phản ánh tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh? A. Đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh. B. Lành mạnh hóa và thúc đẩy thị trường. C. Giảm thiếu nguy cơ lạm phát, tăng giá. D. Nâng tầm thương hiệu quốc gia.
Câu 32: Nội dung nào dưới đây phản ánh tầm quan trọng của việc xây dựng ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh? A. Đinh hướng cơ quan quản lý nhà nước. B. Định hướng chủ thể sản xuất. C. Làm gia tăng tình trạng thất nghiệp. D. Thúc đẩy lạm phát và thất nghiệp. Câu 33: Khi xác định được cơ hội kinh doanh tốt sẽ góp phần giúp các chủ thể A. dễ mắc sai lầm. B. chủ động kinh doanh. C. giảm sức cạnh tranh. D. gia tăng nguy cơ phá sản. Câu 34: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh dưới đây, yếu tố nào không thuộc về cơ hội bên ngoài của các chủ thể sản xuất kinh doanh? A. Nhu cầu của thị trường. B. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể. C. Khả năng huy động các nguồn lực. D. Chính sách vĩ mô của nhà nước. Câu 35: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ A. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài. B. điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài. C. những mâu thuẫn của chủ thể sản xuất kinh doanh. D. những khó khăn nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh. Câu 36: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh? A. Chính sách vĩ mô của nhà nước. B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường. C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm. D. Đam mê của chủ thể kinh doanh. Câu 37: Những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh được gọi là A. lực lượng lao động. B. ý tưởng kinh doanh. C. cơ hội kinh doanh. D. năng lực quản trị. Câu 38: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những dấu hiệu nhận diện một cơ hội kinh doanh tốt? A. Tính thời điểm. B. Tính ổn định. C. Tính hấp dẫn. D. Tính trừu tượng. Câu 39: Yếu tố nào dưới đây không thể hiện cho một cơ hội kinh doanh tốt? A. Hấp dẫn. B. Ổn định. C. Đúng thời điểm. D. Lỗi thời. Câu 40: Một trong những vai trò của việc xây dựng và xác định ý tưởng kinh doanh, cơ hội kinh doanh là giúp các chủ thể kinh doanh luôn luôn A. lo lắng. B. chủ động. C. bị động. D. bi quan. PHẦN 2 : CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT KHI KINH DOANH Câu 1: Để đánh giá năng lực kinh doanh của một người, người ta không dựa vào yếu tố nào dưới đây?
A. Điểm mạnh. B. Điểm yếu. C. Cơ hội. D. Nhân thân. Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là căn cứ để xác định năng lực kinh doanh của một cá nhân? A. Thách thức. B. Cơ hội. C. Điểm mạnh. D. Điểm tương đồng Câu 3: Một trong những năng lực cần thiết của người kinh doanh đó là A. năng lực làm việc nhóm. B. năng lực lãnh đạo. C. năng lực thuyết trình. D. năng lực hùng biện. Câu 4: Năng lực lãnh đạo của mỗi chủ thể kinh doanh được thể hiện thông qua hoạt động nào sau đây? A. Tích cực nâng cao trình độ. B. Xây dựng chiến lược sản xuất. C. Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. D. Tổ chức các phòng ban công ty. Câu 5: Năng lực lãnh đạo của mỗi chủ thể kinh doanh được thể hiện thông qua hoạt động nào sau đây? A. Nắm bắt kiến thức sản xuất. B. Nắm bắt cơ hội kinh doanh. C. Tổ chức nhân sự, hành chính. D. Bổ sung kiến thức chuyên ngành. Câu 6: Việc người sản xuất kinh doanh không ngừng hoàn thiện và tổ chức quy trình sản xuất để tối ưu hóa lợi nhuận là thể hiện năng lực kinh doanh nào dưới đây? A. Năng lực lãnh đạo. B. Năng lực chuyên môn. C. Năng lực quản lý. D. Năng lực học tập. Câu 7: Việc người sản xuất kinh doanh không ngừng thiết lập và hoàn thiện các mối quan hệ trong kinh doanh là thể hiện năng lực kinh doanh nào dưới đây? A. Năng lực hoạt động nhóm. B. Năng lực giao tiếp. C. Năng lực quản lý. D. Năng lực pháp lý. Câu 8: Người sản xuất kinh doanh thể hiện tốt năng lực quản lý thông qua hoạt động nào dưới đây? A. Xây dựng chiến lược kinh doanh. B. Thiết lập các mối quan hệ kinh doanh. C. Bổ sung kiến thức sản xuất, kinh doanh. D. Nâng cao trình độ chuyên môn sản xuất. Câu 9: Một trong những năng lực cần thiết của người sản xuất kinh doanh đó là năng lực A. chuyên môn, nghiệp vụ. B. gian lận và trốn thuế. C. chống lạm phát giá cả. D. chống thất nghiệp. Câu 10: Việc chủ thể sản xuất kinh doanh không ngừng tích lũy kiến thức về lĩnh vực mình kinh doanh là thể hiện năng lực nào dưới đây? A. Năng lực học tập. B. Năng lực lãnh đạo. C. Năng lực quản lý. D. Năng lực đầu tư. Câu 11: Việc chủ thể sản xuất kinh doanh không ngừng rèn luyện kỹ năng, nâng cao hiểu biết về lĩnh vực mình kinh doanh là thể hiện năng lực nào dưới đây? A. Năng lực trải nghiệm. B. Năng lực sống thử. C. Năng lực học tập. D. Năng lực lãnh đạo. Câu 12: Việc chủ thể sản xuất kinh doanh không ngừng học tập nâng cao kiến thức về lĩnh vực mình kinh doanh là góp phần hoàn thiện năng lực nào dưới đây? A. Năng lực chuyên môn. B. Năng lực thực hành. C. Năng lực giao tiếp. D. Năng lực sáng tạo. Câu 13: Việc một cá nhân áp dụng nguyên xi mô hình kinh doanh của người khác làm hoạt động kinh doanh của mình là chưa có năng lực kinh doanh nào dưới đây? A. Năng lực vận dụng. B. Năng lực học hỏi. C. Năng lực lãnh đạo. D. Năng lực học tập. Câu 14: Việc các chủ thể sản xuất nâng cao kiến thức về chuyên môn ngành đang kinh doanh là thể hiện năng lực nào dưới đây? A. Năng lực giao tiếp. B. Năng lực quốc tế. C. Năng lực quản lý. D. Năng lực chuyên môn.