Content text KHBD WORD.10.TV.BÀI 10 OXIDE-KHTN 8 KNTT BỘ 1.VT.docx
KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 10: OXIDE Thời lượng: 3 tiết I. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác. - Viết được phương trình hoá học tạo oxide từ kim loại/ phi kim với oxygen. - Phân loại được các oxide theo khả năng phản ứng với acid/ base (oxide acid, oxide base, oxide lưỡng tính, oxide trung tính). - Tiến hành được thí nghiệm oxide kim loại phản ứng với acid; oxide phi kim phản ứng với base: nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của oxide. 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về khái niệm, phân loại oxide và giải thích đượchiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của oxide. thông qua SGK và các nguồn học liệu khác. - Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận tìm hiểu về thí nghiệm oxide kim loại phản ứng với acid; oxide phi kim phản ứng với base: nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu về oxide b) Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm oxide, viết được phương trình hoá học tạo oxide từ kim loại/ phi kim với oxygen. Phân loại được các oxide . - Tìm hiểu tự nhiên: Nêu được và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm oxide kim loại phản ứng với acid; oxide phi kim phản ứng với base và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của oxide. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng hiểu biết về oxide để biết được công thức của một số chất trong đời sống 3. Về phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn thận, trung thực và khách quan trong thực hành. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:
- Máy chiếu, máy tính; - Các hình ảnh theo sách giáo khoa; máy chiếu, bảng nhóm; - Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, thìa thủy tinh, ống hút nhỏ giọt, thìa lấy hoá chất, panh, ống thuỷ tinh hình chữ L, panh, nút cao su. - Hóa chất: Đá vôi đập nhỏ (CaCO 3 ), hydrochloric acid HCl 0,1 M, giấy pH; (2) đựng nước vôi trong (Ca(OH) 2 ), CuO (bột); dung dịch H 2 SO 4 loãng. - Phiếu học tập. 2. Học sinh: SGK, bảng nhóm, bút viết bảng, bảng cá nhân. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết được một số chất quen thuộc trong đời sống đều do oxide tạo lên b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi. - Quan sát hình sau và cho biết tại sao vôi sống (CaO) được sử dụng để khử chua đất trồng trọt? c) Sản phẩm: Dự kiến câu trả lời của học sinh: Đất chua do đất chứa nhiều acid. Dùng vôi sống để khử chua đất vì vôi sống tác dụng với acid tạo thành muối, từ đó làm giảm lượng acid có trong đất nên đất giảm độ chua. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát hình sau và cho biết tại sao vôi sống (CaO) được sử dụng để khử chua đất trồng trọt? - HS quan sát hình và thước phim, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. - GV mời 1 nhóm trả lời và các nhóm còn lại góp ý. Chốt: Đất chua do đất chứa nhiều acid. Dùng vôi sống để khử chua đất vì vôi sống tác dụng với acid tạo thành muối, từ đó làm giảm lượng acid có trong đất nên đất giảm độ chua. Vôi sống là oxide, để giải thích rõ điều này, oxide là gì? Oxide có những tính chất hoá học như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm và gọi tên của oxide a) Mục tiêu:
+ Nêu được khái niệm, CT chung của oxide + Gọi tên một số oxide thông dụng b) Nội dung: - Dựa vào CTHH, HS phân loại được acid, base, oxide. - Thành phần cấu tạo oxide => công thức chung. - Phân loại oxide theo tính chất hóa học: Oxide acid, Oxide base, Oxide lưỡng tính, Oxide trung tính, cho ví dụ. - Hướng dẫn HS gọi tên oxide. - Hoàn thành phiếu học tập số 1. c) Sản phẩm: 1. Acid: HCl; HNO 3 ; H 2 SO 4, Base: Ca(OH) 2 ; NaOH; KOH. 2. - Giống: + Hợp chất, hai nguyên tố hóa học + Có 1 nguyên tố là oxi - Khác nhau: Liên kết với oxygen là những nguyên tố kim loại hoặc phi kim. - Phiếu học tập: Phiếu học tập 1 Câu 1: Phân loại và gọi tên các hợp chất sau? Oxide Phân loại Gọi tên Oxide Phân loại Gọi tên CO 2 Oxide acid Carbon dioxide SO 3 Oxide acid Sulfur trioxide P 2 O 5 Oxide acid Diphosphorus pentoxide FeO Oxide base Iron (II) oxide MgO Oxide base Magnesium oxide Na 2 O Oxide base Sodium oxide ZnO Oxide lưỡng tính Zinc oxide K 2 O Oxide base Potassium oxide SO 2 Oxide acid Sulfur dioxide NO Oxide trung tính Nitrogen oxide Câu 2: Viết các công thức hóa học của các oxide sau: MgO: Magnesium oxide CuO: Copper (II) oxide Fe 2 O 3 : Iron (III) oxide Fe 3 O 4 : Iron (II, III) oxide CO 2 : Carbon dioxide ZnO: Zinc oxide SO 2 : Sulfur dioxide P 2 O 5 : Diphosphorus pentoxide Câu 3: Chọn những CTHH (O 2 , P, Al, Cu) và hệ số thích hợp để điền vào chổ trông trong các phản ứng sau: a/ 4Na + O 2 0t 2Na 2 O b/ 2Cu + O 2 0t 2CuO c/ 4P + 5O 2 0t 2P 2 O 5 d/ 4Al + 3O 2 0t 2Al 2 O 3 d) Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ: GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, kĩ thuật khăn trải bàn, phòng tranh. - Hoạt động cặp đôi, thảo luận và trả lời các nội dung sau:
1. HS quan sát CTHH của một số chất sau: P 2 O 5 , Ca(OH) 2 ; HCl; Fe 2 O 3 ; HNO 3 ; SO 2 ; H 2 SO 4 ; NaOH; CuO; KOH. Yêu cầu học sinh phân loại các chất trên, đâu là acid, base. 2. Chất còn lại được gọi là oxide. Em hãy nhận xét thành phần cấu tạo của các oxide có điểm gì giống và khác nhau? Từ đó rút ra công thức chung của oxide. - GV giới thiệu một số oxide có nhiều trong tự nhiên. Silicon dioxide (SiO 2 ) - thành phần chính của cát. Carbon dioxide (CO 2 ) có trong không khí. Aluminium oxide (Al 2 O 3 ) - thành phần chính của quặng bauxite (boxit). - GV giới thiệu: Dựa vào tính khả năng phản ứng với acid và base, oxide có thể phân thành bốn loại: Oxide acid, Oxide base, Oxide lưỡng tính, Oxide trung tính, cho ví dụ. - GV giới thiệu và hướng dẫn cách gọi tên một số oxide thông dụng. - Luyện tập PHT số 1: GV chia lớp làm 4 nhóm thực hiện PHT số 1. HS hoàn thành cá nhân PHT, thống nhất báo cáo bài làm trên Bảng phụ chung. Tổ chức chấm chéo (Nhóm 1 và nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4). Cuối cùng, các nhóm 3,4 thăm quan bài làm của nhóm 1,2 và ngược lại để chỉnh sửa nhóm bạn và cá nhân. GV thu và chấm điểm đánh giá một số PHT.