Content text BÀI 17. TRỌNG LỰC VÀ LỰC CĂNG.pdf
Trang 1 CHƯƠNG III. ĐỘNG LỰC HỌC BÀI 17: TRỌNG LỰC VÀ LỰC CĂNG I. TÓM TẮT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1.Trọng lực. Trọng lượng * Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái đất tác dụng lên vật gây ra cho vật gia tốc rơi tự do - Kí hiệu trọng lực là P - Ở gần Trái đất; trọng lực của vật có + Điểm đặt: trọng tâm vật + Phương: thẳng đứng + Chiều: từ trên xuống - Công thức P m.g *Trọng lượng của 1 vật là độ lớn trọng lực tác dụng lên vật - Công thức P m.g - Cách đo trọng lượng: lực kế hoặc cân lò xo * Phân biệt trọng lượng và khối lượng - Trọng lượng của vật thay đổi khi đem vật từ nơi này đến nơi khác có gia tốc rơi tự do thay đổi. - Khối lượng là số đo lượng chất của vật; khối lượng không thay đổi khi đem vật từ nơi này đến nơi khác. Ví dụ: phân biệt trọng lượng và khối lượng: Trên Trái đất; 1 hòn đá có khối lượng m; trọng lượng là P. Khi đưa hòn đá lên Mặt trăng, khối lượng hòn đá không đổi nhưng trọng lượng thay đổi (vì gia tốc rơi tự do ở Trái đất khác gia tốc ở Mặt trăng) 2. Lực căng dây * Lực căng do sợi dây tác dụng vào vật. + Kí hiệu lực căng là T + Phương: trùng phương của sợi dây + Chiều: ngược chiều với chiều của lực do vật kéo dãn dây 3. Cách xác dịnh trọng tâm 1vật phẳng, mỏng + Lấy 1 sợi dây mềm treo vật ở điểm A + Đưa dây dọi tới sát dây treo vật, dùng dây dọi để làm chuẩn, đánh dấu đường thẳng đứng AA’ kéo dài của dây treo trên vật + Treo vật ở điểm B và lặp lại quá trình như trên, đánh dấu được đường thẳng đứng BB'. + Giao điểm G của AA' và BB' là trọng tâm của mặt phẳng A A/ A A/ B B/ G II. PHÂN LOẠI BÀI TẬP 1. DẠNG 1. BÀI TẬP CỦNG CỐ LÝ THUYẾT VÀ VẬN DỤNG CƠ BẢN 1.1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI. - Nắm vững kiến thức cơ bản về đặc điểm cả trọng lực và lực căng dây - Biết áp dụng xác định trọng tâm vật phẳng, mỏng, đồng chất. 1.2. BÀI TẬP MINH HOẠ Bài 1. Đặt 1 quyển sách trên bàn (G là trọng tâm của quyển sách) như hình vẽ. a) Biểu diễn trọng lực tác dụng vào quyển sách b) Phân tích và biểu diễn các lực tác dụng vào quyển sách. Quan hệ giữa các lực này? P
Trang 2 Hướng dẫn giải a) Trọng lực tác dụng lên quyển sách + Điểm đặt: tại trọng tâm sách + Phương: thẳng đứng + Chiều: từ trên xuống dưới b) Các lực tác dụng vào quyển sách + Trọng lực: P + Phản lực bàn tác dụng vào sách: Q + Quyển sách cân bằng P Q 0 nên và là 2 lực cân bằng P Q Bài 2. Hãy biểu diễn lực căng dây ở hai đầu sợi dây trong hình vẽ sau Hình 1Hình 2 Hướng dẫn giải Hình 1 + Điểm đặt: 2 đầu dây chỗ tiếp xúc tay người và kiện hàng + Phương: dọc theo phương sợi dây Hình 2 + Điểm đặt: 2 đầu dây chỗ tiếp xúc tay người + Phương: dọc theo phương sợi dây
Trang 3 Bài 3. Bạn Nam treo một bao cát có trọng lượng 200 N (như hình vẽ) để tập boxing. Khi bao cát cân bằng: a) Biểu diễn lực căng ở hai đầu dây treo bao cát. b) Bao cát chịu các lực tác dụng nào? Xác định độ lớn lực căng dây? Hướng dẫn giải T T P a) Lực căng dây: Điểm đặt: 2 đầu dây Phương: trùng phương sợi dây b) Các lực tác dụng vào bao cát: + Trọng lực: P + Lực căng dây: T + Bao cát cân bằng P T 0 nên và là 2 lực cân bằng P T T P 200N Bài 4. Xác định trọng tâm của các miếng bìa phẳng mỏng có hình dạng như hình vẽ. Có nhận xét gì về vị trí trọng tâm các hình này.
Trang 4 Hướng dẫn giải + Lấy 1 sợi dây mềm treo vật ở điểm A + Đưa dây dọi tới sát dây treo vật, dùng dây dọi để làm chuẩn, đánh dấu đường thẳng đứng AA’ kéo dài của dây treo trên vật + Treo vật ở điểm B và lặp lại quá trình như trên, đánh dấu được đường thẳng đứng BB'. + Giao điểm G của AA' và BB' là trọng tâm của mặt phẳng A A/ A/ B B/ Hình 1 G A A B A/ B / A A/ G Hình 2 Nhận xét: - Trọng tâm của các vật phẳng, mỏng có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của vật. - Trọng tâm có thể không thuộc phần vật chất của vật. 1.3. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1. Một vật được đặt trên mặt phẳng nghiêng như hình vẽ a) Biểu diễn trọng lực tác dụng vào vật b) Phân tích và biểu diễn các lực tác dụng vào vật. Áp lực vật đè lên mặt phẳng nghiêng có độ lớn bằng trọng lượng vật không ? vì sao Bài 2. Một cậu bé kéo 1 gói hàng có trọng lượng 150N lên cao (hình vẽ) a) Biểu diễn lực căng dây b) Lực tác dụng của cậu bé có độ lớn bao nhiêu nếu gói hàng được giữ đứng yên trên cao ?