Content text 2. BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ MUỐI CARBONATE - FILE ĐỀ.docx
BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ MUỐI CARBONATE (HỆ NÂNG CAO) Bài 1. Hòa tan hoàn toàn 7,59 gam hỗn hợp X gồm Na, Na 2 O, NaOH, Na 2 CO 3 trong dung dịch acid H 2 SO 4 40% (vừa đủ) thu được V lít (đkc) hỗn hợp Y khí có tỉ khối đối với H 2 bằng 16,75 và dung dịch Z có nồng độ 51,449%. Cô cạn Z thu được 25,56 gam muối. Tính giá trị của V. Bài 2. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na 2 O, NaOH, Na 2 CO 3 trong dung dịch acid H 2 SO 4 40% (vừa đủ) thu được 9,916 lít hỗn hợp khí có tỉ khối đối với H 2 bằng 16,75 và dung dịch Y có nồng độ 46,03%. Cô cạn Y thu được 170,4 gam muối. Giá trị của m gần giá trị nào sau đây nhất? A. 68,9. B. 86,9. C. 89,6. D. 69,8. Bài 3. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm K, K 2 O, KOH, KHCO 3 , K 2 CO 3 trong lượng vừa đủ dung dịch HCl 14,6%, thu được 7,437 lít (đkc) hỗn hợp gồm 2 khí có tỷ khối so với H 2 là 15 và dung dịch Y có nồng độ 25,0841%. Cô cạn dung dịch Y, thu được 59,6 gam muối khan. Giá trị của m là: A. 18,2 B. 46,6 C. 37,6 D. 36,4 Bài 4. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(HCO 3 ) 2 , MgSO 3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 30%, thu được 12,395 lít (đkc) hỗn hợp khí Y và dung dịch Z có nồng độ 36%. Tỉ khối của Y so với He bằng 8. Cô cạn Z được 72 gam muối khan. Giá trị của m là A. 20 B. 10 C. 15 D. 25 Bài 5. Hỗn hợp X gồm Mg(NO 3 ) 2 , Mg(OH) 2 , MgCO 3 có tỉ lệ số mol là Mg(NO 3 ) 2 : Mg(OH) 2 : MgCO 3 = 1 : 2 : 3. Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được (m – 22,08) gam MgO. Hòa tan toàn bộ lượng MgO sinh ra trong dung dịch hỗn hợp HCl 7,3% và H 2 SO 4 9,8% vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 59,7 gam. B. 50,2 gam. C. 61,1 gam. D. 51,6 gam. Bài 6. Cho 25,8 gam hỗn hợp X gồm MOH, MHCO 3 và M 2 CO 3 (M là kim loại kiềm, MOH và MHCO 3 có số mol bằng nhau) tác dụng với lượng dư dung dịch H 2 SO 4 loãng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 0,3 mol CO 2 . Kim loại M là A. K. B. Na. C. Li. D. Rb. Bài 7. Hoà tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH) 2 và MCO 3 (M là kim loại có hoá trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H 2 SO 4 39,2%, thu được 1,2395 lít khí (đkc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là A. Zn. B. Ca. C. Mg. D. Cu. Bài 8. Hỗn hợp X gồm Na 2 O, Na 2 O 2 , Na 2 CO 3 , K 2 O, K 2 O 2 , K 2 CO 3 . Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y chứa 50,85 gam các chất tan có cùng nồng độ mol và 0,135 mol hỗn hợp khí Z (đkc) có tỉ khối so với H 2 là 20,889. Giá trị của m là A. 30,492. B. 22,689. C. 21,780. D. 29,040. Bài 9. Cho 38,04 gam hỗn hợp Mg, Ca, MgO, CaO, MgCO 3 , CaCO 3 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 10,4118 lít hỗn hợp khí (đkc) có tỉ khối so với H 2 là 12,5 và dung dịch chứa 25,65 gam MgCl 2 và m gam CaCl 2 . Giá trị của m là A. 41,07. B. 37,74. C. 39,96. D. 38,85.
Bài 10. Hỗn hợp X gồm FeCO 3 , FeO, MgCO 3 , MgO trong đó số mol muối carbonate bằng số mol oxide kim loại tương ứng. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dung dịch H 2 SO 4 9,8% vừa đủ thu được dung dịch Y trong đó nồng độ % của FeSO 4 là 5,775%. Nồng độ % của MgSO 4 trong dung dịch Y là A. 7,689%. B. 8,146%. C. 6,839%. D. 9,246%. Bài 11. Cho 30,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, FeCO 3 , Mg, MgO và MgCO 3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2 SO 4 loãng, thu được 8,6765 lít (đkc) hỗn hợp khí Y gồm CO 2 , H 2 và dung dịch Z chỉ chứa 60,4 gam hỗn hợp muối sulfate trung hòa. Tỉ khối của Y so với He là 6,5. Khối lượng của MgSO 4 có trong dung dịch Z là A. 38,0 gam. B. 36,0 gam. C. 30,0 gam. D. 33,6 gam. Bài 12. Cho m gam hỗn hợp A gồm NaHCO 3 , Fe 2 O 3 , ZnO, MgCO 3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2 SO 4 24,5% thu được dung dịch X chứa (m + 37,24) gam muối, 193,08 gam H 2 O và có khí CO 2 thoát ra. Dung dịch X tác dụng với dung dịch BaCl 2 dư thì xuất hiện 139,8 gam kết tủa. Biết phân tử khối trung bình của A bằng 94,96. Phần trăm khối lượng Fe 2 O 3 trong A gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 27%. B. 25%. C. 28%. D. 34%. Bài 13. Nhiệt phân 3,0 gam MgCO 3 một thời gian được khí X và hỗn hợp rắn Y. Hấp thụ hoàn toàn X vào 100ml dung dịch NaOH x mol/lít thu được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng với BaCl 2 dư tạo ra 3,94 gam kết tủa. Để trung hòa hoàn toàn dung dịch Z cần 50ml dung dịch KOH 0,2M. Giá trị của x và hiệu suất nhiệt phân MgCO 3 lần lượt là A. 0,75 và 50%. B. 0,5 và 84%. C. 0,5 và 66,67%. D. 0,75 và 90%. Bài 14. Nhiệt phân hoàn toàn 166 gam hỗn hợp MgCO 3 và BaCO 3 thu được V lít khí CO 2 (đkc). Cho toàn bộ lượng khí CO 2 này hấp thụ vào dung dịch chứa 1,5 mol NaOH thu được dung dịch X. Thêm dung dịch BaCl 2 dư vào X thấy tạo thành 118,2 gam kết tủa. Phần trăm theo khối lượng của MgCO 3 trong hỗn hợp đầu là A. 5,06% B. 15,18% C. 20,24% D. 25,30% Bài 15. Nung nóng 30,52 gam hỗn hợp rắn gồm Ba(HCO 3 ) 2 và NaHCO 3 đến khi khối lượng không đổi thu được 18,84 gam rắn X và hỗn hợp Y chứa khí và hơi. Cho toàn bộ X vào lượng nước dư, thu được dung dịch Z. Hấp thụ ½ hỗn hợp Y vào dung dịch Z, thu được dung dịch T chứa m gam chất tan. Giá trị của m là A. 14,64. B. 17,45. C. 16,44. D. 15,20. Bài 16. Cho hỗn hợp Na 2 CO 3 và KHCO 3 (tỉ lệ số mol tương ứng là 2 : 1) vào bình chứa dung dịch Ba(HCO 3 ) 2 thu được m gam kết tủa X và dung dịch Y. Thêm tiếp dung dịch HCl 1,0M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết 320 ml. Biết Y phản ứng vừa đủ với 160 ml dung dịch NaOH 1,0M. Giá trị của m là A. 7,88. B. 15,76. C. 11,82. D. 9,85. Bài 17. Hỗn hợp X gồm hai muối R 2 CO 3 và RHCO 3 . Chia 44,7 gam X thành ba phần bằng nhau: – Phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH) 2 dư, thu được 35,46 gam kết tủa. – Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl 2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa. – Phần ba tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2M. Giá trị của V là A. 180. B. 200. C. 110. D. 70. Bài 18. Hoà tan hoàn toàn 28,11 gam hỗn hợp gồm hai muối vô cơ R 2 CO 3 và RHCO 3 vào nước, thu được dung dịch X. Chia X thành ba phần bằng nhau. Phần một tác dụng hoàn
toàn với dung dịch Ba(OH) 2 dư, thu được 21,67 gam kết tủa. Phần hai nhiệt phân một thời gian, thu được chất rắn có khối lượng giảm nhiều hơn 3,41 gam so với khối lượng phần hai. Phần ba phản ứng được với tối đa V ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là A. 110. B. 70. C. 220. D. 150. Bài 19. Hỗn hợp X gồm M 2 CO 3 , MHCO 3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO 2 thoát ra. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư được 100,45 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng muối MCl trong X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 45,00%. B. 42,00%. C. 40,00%. D. 13,00%. Bài 20. Cho 14,88 gam hỗn hợp X gồm M 2 CO 3 , MHCO 3 , MCl (M là kim loại kiềm) vào dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí CO 2 (đkc). Trung hòa Y bằng 50 mL dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z. Thêm dung dịch AgNO 3 dư vào Z, tạo thành 34,44 gam kết tủa. Khối lượng muối clorua trong X là A. 2,98 gam. B. 2,34 gam. C. 4,47 gam. D. 3,51 gam. Bài 21. Hỗn hợp X gồm R 2 CO 3 , RHCO 3 , RCl (R là kim loại kiềm). Cho 11,84 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí (đkc). Trung hòa Y bằng 50 mL dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch Z. Thêm dung dịch AgNO 3 dư vào Z, tạo thành 34,44 gam kết tủa. Kim loại R là Bài 22. Hòa tan hoàn toàn 21,24 gam hỗn hợp A gồm muối hiđrocacbonat X và muối cacbonat Y vào nước thu được 200 ml dung dịch Z. Cho từ từ 200 ml dung dịch KHSO 4 0,3M và HCl 0,45M vào 200 ml dung dịch Z thu được 1,4874 lít khí CO 2 (đkc) và dung dịch T. Cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào T, thu được 49,44 gam kết tủa. Biết X là muối của kim loại kiềm. Xác định công thức phân tử của X, Y và tính phần trăm khối lượng mỗi muối trong A. Bài 23. Hỗn hợp X gồm: MCO 3 , Fe x O y , FeCO 3 (với M là kim loại hóa trị II). Hòa tan m gam X cần dùng vừa đủ 480 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, hòa tan m gam X trong dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Y và 4,09 lít hỗn hợp khí Z (đkc). Cho Y tác dụng với dung dịch KOH dư thu được 19,53 gam kết tủa. Nung kết tủa này ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 14,4 gam chất rắn E gồm 2 oxit kim loại. Dẫn từ từ 9,916 lít khí CO (đkc) qua 14,4 gam E, nung nóng thu được hỗn hợp khí T có tỷ khối so với H 2 là 18,5. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và SO 2 là sản phẩm khử duy nhất của H 2 SO 4 đặc. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Xác định công thức phân tử của MCO 3 , Fe x O y và tính m.