Content text Chủ đề 8 - BÀI TẬP VỀ KHÍ LÝ TƯỞNG - HS.docx
Chủ đề 8 : BÀI TẬP VỀ KHÍ LÍ TƯỞNG I – TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Mô hình động học phân tử chất : - Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. - Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao. - Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình tác dụng lực, gây áp suất lên thành bình. 2. Các định luật về chất khí : Phương trình trạng thái của khí lí tưởng m= hằng số, n là số mol khí Quá trình đẳng nhiệt Quá trình đẳng tích Quá trình đẳng áp T= hằng số V= hằng số p= hằng số (Định luật Boyle) T 1 T 2 0 p V T 2 > T 1 0 p T V 1 V 2 V 2 > V 1 p 2 > p 1 0 V T p 1 p 2 (Định luật Charles) Phương trình Clapeyron: 3. Áp suất khí – động năng phân tử và nhiệt độ - Áp suất chất khí tác dụng lên thành bình: là trung bình của các bình phương tốc độ : khối lượng riêng của khí (kg/m 3 ). : mật độ phân tử. : động năng trung bình của phân tử. - Mối quan hệ giữa động năng phân tử và nhiệt độ: k= 1,38.10 -23 J/K 4. Lưu ý : a. Lưu ý khi giải bài tập định tính
Các bài tập này thường yêu cầu vận dụng mô hình khí lí tưởng và mối quan hệ giữa các thông số trạng thái (p, V, T) để giải thích các hiện tượng, ứng dụng thực tế có liên quan. Khi giải các bài tập này cần lưu ý đến điều kiện về khối lượng khí xác định. b. Lưu ý khi giải bài tập định lượng Việc giải các bài tập về sự chuyển trạng thái của khí lí tưởng thường được tiến hành theo ba bước chính sau đây: 1. Xác định lượng khí có thay đổi hay không, có biết khối lượng, khối lượng mol hoặc số mol của lượng khí hay không. 2. Xác định trạng thái đầu, trạng thái cuối và quá trình chuyển trạng thái của lượng khí. 3. Xác định các thông số đặc trưng cho lượng khí trong từng trạng thái như thể tích, áp suất, nhiệt độ, khối lượng, khối lượng mol, số mol. Dựa vào kết quả của ba bước trên để lựa chọn các hệ thức thích hợp cho việc giải bài tập. c. Lưu ý khi giải bài tập thí nghiệm Các bài tập thí nghiệm về chất khí thường tập trung vào yêu cầu xử lí số liệu đã cho từ thí nghiệm, biểu diễn bằng đồ thị mối quan hệ giữa các đại lượng p, V, T trong các hệ trục tọa độ khác nhau để rút ra những kết luận cần thiết, trả lời các câu hỏi của đề bài.