PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text [LS12] - BÀI 7. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP.docx

1 TÀI LIỆU ÔN THI LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH MỚI) DÙNG CHUNG 3 BỘ SGK HƯỚNG TỚI KỲ THI THPTQG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)CHỦ ĐỀ 3. BÀI 7. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954) (LÝ THUYẾT + TRẮC NGHIỆM + TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI) A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM. 1. Bối cảnh lịch sử - Thế giới: + Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống. + Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc và phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh. + Quan hệ quốc tế diễn biến phức tạp và từng bước chịu sự chi phối của Chiến tranh lạnh. - Trong nước: + Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do. Nhân dân Việt Nam trở thành người làm chủ đất nước, gắn bó và quyết tâm bảo vệ chế độ mới. + Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã bị các nước đế quốc liên kết với các thế lực thù địch trong và ngoài nước chống phá, xâm lược. 2. Diễn biến chính a. Diễn biến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ. - Bối cảnh lịch sử: + Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày Độc lập, quân Pháp đã xả súng vào người dân. + Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. - Diễn biến chính: + Quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn cùng quân dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược bằng nhiều hình thức. + Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, hàng vạn thanh niên gia nhập quân đội, xung phong vào đội quân “Nam tiến”, cùng nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến. - Ý nghĩa: MÔN: LỊCH SỬ
2 + Giáng đòn đầu tiên vào kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, đẩy quân Pháp vào thế bị động và phải giam chân tại đây trong nhiều tháng. + Tạo điều kiện để cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài. b. Diễn biến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1950. *Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ: - Từ tháng 11-1946, thực dân Pháp từng bước khiêu khích, tấn công quân sự tại Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Hà Nội,.. Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu yêu cầu này không được chấp nhận thì chậm nhất sáng ngày 20-12-1946 quân Pháp sẽ hành động. - Trước những hành động gây hấn của Pháp, ngày 18 và 19-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng tại Vạn Phúc (Hà Nội) quyết định phát động kháng chiến toàn quốc. *Một số thắng lợi quân sự tiêu biểu trong những năm 1946-1950: - Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 (tháng 12-1946 đến tháng 2-1947) + Diễn biến: diễn ra từ ngày 19-12-1946 đến ngày 17-2-1947 ở các đô thị như: Nam Định, Vinh,... Đặc biệt, ở Hà Nội, các trận đánh ác liệt đã diễn ra tại khu vực Bắc Bộ Phủ, Bưu điện Bờ Hồ, ga Hàng Cỏ, phố Khâm Thiên,... + Kết quả: đã giam chân quân Pháp ở Hà Nội và các thành phố, thị xã; lực lượng quân chủ lực của ta đã chủ động rút lui an toàn ra căn cứ kháng chiến. + Ý nghĩa: làm thất bại một bước kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp; có thêm thời gian để di chuyển cơ quan kháng chiến, cơ sở vật chất,.. lên chiến khu; củng cố niềm tin của quân dân cả nước vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. - Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 + Diễn biến: diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12-1947 khi thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc. Quân đội Việt Nam chủ động bao vây, tiến công đẩy lùi quân Pháp khỏi một số vị trí quan trọng: Chợ Đồn, Chợ Rã, Đoan Hùng... + Kết quả: Sau hai tháng, đại bộ phận quân Pháp phải rút chạy khỏi Việt Bắc; cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến được bảo vệ an toàn; bộ đội ta thu được nhiều vũ khí và ngày càng trưởng thành. + Ý nghĩa: Đây là chiến dịch phản công lớn đầu tiên, đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, mở ra giai đoạn mới của cuộc kháng chiến. - Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 + Diễn biến: diễn ra từ tháng 9 đến tháng 10-1950 ở khu vực biên giới Việt-Trung. Quân đội Việt Nam tấn công cứ điểm Đông Khê, mai phục, chặn đánh quân Pháp ở nhiều nơi trên Đường số 4, buộc chúng phải rút chạy. + Kết quả: Sau gần một tháng, quân ta đã giải phóng được khu vực biên giới rộng lớn, mở đường liên lạc quốc tế, bảo vệ được căn cứ địa Việt Bắc, chọc thủng Hành lang Đông-Tây, làm phá sản Kế hoạch Rơ-ve của Pháp.
3 + Ý nghĩa: Đây là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam. Từ đây, quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. c. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ (1951–1953) *Bối cảnh lịch sử: Từ cuối năm 1950, được sự ủng hộ và viện trợ của Mỹ, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi, tập trung lực lượng xây dựng tuyến công sự phòng thủ bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ, tiến hành chiến tranh tổng lực bình định vùng tạm chiếm. => Trong bối cảnh mới, quân dân cả nước tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến, giành được thắng lợi trên nhiều lĩnh vực. *Những thắng lợi tiêu biểu - Chính trị: + Tháng 2-1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương hợp tại Chiêm Hoá (Tuyên Quang), quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam. + Tháng 3-1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt; Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập. - Quân sự: Quân đội nhân dân Việt Nam chủ động mở nhiều chiến dịch tiến công và phản công để giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ: các chiến dịch ở trung du đồng bằng Bắc Bộ (1950-1951); chiến dịch Hoà Bình (1951 - 1952); chiến dịch Tây Bắc (1952); chiến dịch Thượng Lào (1953),... - Kinh tế: + Thủ công nghiệp và công nghiệp cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và một phần nhu cầu vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng cho bộ đội. + Nông nghiệp có bước phát triển mới - Văn hoá: + Tiếp tục triển khai thực hiện cuộc Cải cách giáo dục lần thứ nhất (tiến hành từ năm 1950) theo phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất. + Phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng phát triển rộng khắp. 3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. a. Nguyên nhân thắng lợi *Nguyên nhân chủ quan: - Sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, được vận dụng linh hoạt, sáng tạo. - Truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam. - Hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước và mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố, mở rộng; lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh; hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
4 *Nguyên nhân khách quan: - Sự đoàn kết chiến đấu của liên minh nhân dân ba nước Đông Dương. - Sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc và Liên Xô. - Sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hoà bình trên thế giới. b. Ý nghĩa lịch sử *Đối với Việt Nam: - Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ ở Việt Nam. - Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. *Đối với thế giới: - Giáng đòn nặng nề vào tham vọng nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai; - Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ; - Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 -1954 của quân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi có ý nghĩa A. quyết định buộc Pháp kí Hiệp định Giơnevơ B. đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của Pháp C. bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của Pháp D. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp Câu 2. Ngày 16/5/1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng), đã đánh dấu bước ngoặt gì ở miền Bắc Việt Nam? A. Miền Bắc chuyển sang cách mạng XHCN. B. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. C. Miền Bắc bắt đầu đi lên xây dựng CNXH. D. Miền Bắc chuẩn bị giải phóng. Câu 3. Ngày 19-12-1946, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp cho thấy A. âm mưu câu kết giữa thực dân Pháp và quân Trung Hoa dân quốc đã thất bại. B. công cuộc chuẩn bị kháng chiến lâu dài của Việt Nam đã hoàn thiện, C. nhân dân Việt Nam quyết không nhượng bộ lợi ích tối cao của dân tộc. D. Đảng và Chính phủ đã chọn đúng thời cơ để phát động cuộc kháng chiến Câu 4. Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Sơ bộ giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp (6/3/1946) có tác dụng như thế nào? A. Chuyển quan hệ giữa Việt Nam và Pháp từ đối đầu sang đối thoại. B. Tạo thời gian hòa bình để Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội. C. Giúp Việt Nam ngăn chặn được mọi nguy cơ xung đột với Pháp. D. Thể hiện thiện chí hòa bình của hai chính phủ Việt Nam và Pháp.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.