PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 4. Chuyên đề các vùng kinh tế.doc

NỘI DUNG 1. KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ PHẦN 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Khái quát 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ - Đặc điểm + Vị trí địa lí: Tiếp giáp Trung Quốc và Lào; vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Vị trí đặc biệt quan trọng, nhiều cửa khẩu quốc tế thông thương với các nước láng giềng. + Phạm vi lãnh thổ: > Gồm 14 tỉnh, chia thành 2 tiểu vùng Đông Bắc (10 tỉnh) và Tây Bắc (4 tỉnh). > Diện tích của vùng là 95,2 nghìn km2 (năm 2021). - Đánh giá: Thuận lợi phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, giao lưu hợp tác trong và ngoài nước. 2. Dân số - Đặc điểm + Có 12,9 triệu người (2021), tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn mức trung bình cả nước. + Mật độ dân số trung bình thấp hơn cả nước. + Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn cả nước, dân cư chủ yếu sống ở nông thôn; Nhiều dân tộc sinh sống - Đánh giá: + Kinh nghiệm sản xuất phong phú, cùng nhau phát triển để nâng cao đời sống. + Hạn chế: Thiếu lao động có trình độ, chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các dân tộc II. Các thế mạnh để phát triển kinh tế III. Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế 1. Khai thác và chế biến khoáng sản * Ý nghĩa: Phát triển công nghiệp đa ngành - Khai thác a-pa-tit ở Lào Cai, phục vụ công nghiệp sản xuất phân bón. - Khai thác than ở Thái Nguyên, Lạng Sơn,.. - Khai thác đá vôi ở nhiều nơi,.. * Hạn chế: Tác động đến môi trường như ô nhiễm không khí, nguồn nước và suy giảm diện tích rừng. * Hướng phát triển: Phát triển hiệu quả, gắn khai thác với chế biến. 2. Phát triển thủy điện * Tiềm năng: Lớn nhất, nhu cầu lớn về điện, áp dụng khoa học – công nghệ tiên tiến, chính sách, vốn đầu tư. * Ý nghĩa: Xây dựng nhiều nhà máy lớn, cung cấp năng lượng cho vùng và cả nước, động lực mới cho sự phát triển vùng. * Hạn chế: Cần chú ý đến thay đổi môi trường, vốn lớn để tái định cư, * Hướng phát triển: Phát triển địa bàn trọng điểm thủy điện quốc gia khu vực Tây Bắc. 3. Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây rau * Điều kiện phát triển - Địa hình phần lớn là đồi núi xen kẽ các cao nguyên, đất feralit chủ yếu. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh; Nguồn nước dồi dào. - Lao động có nhiều kinh nghiệm, chính sách, thị trường,.. * Hiện trạng: Cơ cấu đa dạng - Cây công nghiệp: Vùng chuyên canh thứ 3 cả nước, quan trọng nhất là chè. - Cây ăn quả: Đứng thứ 2 sau ĐBSCL, diện tích tăng nhanh, nguồn gốc (NĐ, cận nhiệt và ôn đới). - Cây rau: Diện tích lớn và ngày càng mở rộng. - Ngoài ra có cây dược liệu: Diện tích ngày càng tăng, có thế mạnh (hồi, sa nhân,..) * Hướng phát triển: Nông nghiệp hàng hóa, an toàn, hữu cơ, tăng diện tích cây ăn quả, dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, hình thành vùng chuyên canh. 4. Phát triển chăn nuôi gia súc lớn
2 * Điều kiện phát triển: Cơ sở thức ăn (đồng cỏ), khí hậu, nguồn nước, giống vật nuôi, kinh nghiệm, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chuồng trại ngày càng được đầu tư,.. * Hiện trạng: - Đàn trâu: Có số lượng lớn nhất. - Đàn bò: (lấy thịt, sữa) có xu hướng tăng. - Ngựa, nuôi nhiều ở Hà Giang,.. * Hướng phát triển: Phát triển gắn với chế biến, ứng dụng khoa học – công nghệ, theo hướng tập trung (bò sữa), đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi. IV. Ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh - Vùng tiếp giáp với Trung Quốc và Lào với diện tích rộng, nhiều cửa khẩu, nên việc phát triển kinh tế sẽ liên quan chặt chẽ đến an ninh quốc phòng. - Nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số, là căn cứ cách mạng, phát triển kinh tế giúp tăng khối đại đoàn kết toàn dân từ đó ổn định xã hội và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng. PHẦN II. LUYỆN TẬP I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN 1. Nhận biết Câu 1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với nước nào sau đây? A. Trung Quốc, Campuchia. B. Trung Quốc, Lào. C. Lào, Thái Lan. D. Lào, Campuchia. Câu 2. Trung du miền núi Bắc Bộ giáp với vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ. Câu 3. Khoáng sản ở vùng TD&MNBB có đặc điểm nào sau đây? A. Trữ lượng lớn, nhất là than đá. B. Phần lớn trữ lượng vừa và nhỏ. C. Chủ yếu là khoáng sản năng lượng. D. Phân bố tập trung, dễ khai thác. Câu 4. Đặc điểm chung của địa hình vùng TD&MNBB là A. địa hình các-xtơ khá phổ biến. B. gồm các cao nguyên và đồi núi thấp. C. dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất cả nước. D. địa hình đa dạng và phức tạp. Câu 5. Thế mạnh nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi nước ta là A. chăn nuôi gia súc lớn, cây lượng thực. B. cây lương thực, chăn nuôi gia súc nhỏ. C. cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi lợn. D. cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn. Câu 6. Đàn bò ở Trung du và miền núi Bắc Bộ được nuôi nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây? A. Bắc Giang. B. Hà Giang. C. Sơn La. D. Lào Cai. Câu 7. Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. cà phê. B. cao su. C. chè. D. điều. Câu 8. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về chăn nuôi A. ngựa, dê, lợn. B. trâu, bò, ngựa. C. lợn, dê, gia cầm. D. trâu, bò, gia cầm. Câu 9. Sông có trữ năng thủy điện lớn nhất của vùng là A. sông Chảy. B. sông Lô. C. sông Đà. D. sông Gâm. Câu 10. Các cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu chủ yếu được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. cà phê, chè, hồi quế. B. cao su, cà phê, hồ tiêu. C. chè, quế, hồi. D. chè, cà phê, cao su. Câu 11. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không có thế mạnh nào sau đây? A. Phát triển thủy điện. B. Khai thác khoáng sản. C. Phát triển thủy sản. D. Phát triển chăn nuôi gia súc lớn. 2. Thông hiểu Câu 1. Các cây dược liệu của vùng TD&MNBB có đặc điểm nào sau đây? A. Cây nhiệt đới ưa nóng ẩm, diện tích tăng nhanh B. Nguồn gốc ôn đới chiếm ưu thế, diện tích ổn định. C. Chủ yếu là cây ngắn ngày, diện tích tăng mạnh D. Diện tích ngày càng tăng, là thế mạnh của vùng. Câu 2. Đánh giá nào sau đây không đúng về thế mạnh của vùng TD&MNBB? A. Phát triển thuỷ điện, cây ăn quả, cây rau. B. Phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới.
3 C. Phát triển thuỷ điện, chăn nuôi gia súc lớn. D. Phát triển khai thác và chế biến khoáng sản. Câu 3. Thuận lợi chủ yếu về tự nhiên nào sau đây để phát triển thuỷ điện ở vùng TD&MNBB? A. Nhiều sông suối có độ dốc lớn. B. Địa hình núi cao, phân hoá đa dạng. C. Nhiều sơn nguyên và cao nguyên. D. Diện tích rộng lớn, nhiều núi cao. Câu 4. Trong khai thác khoáng sản ở vùng TD&MNBB, cần chú ý vấn đề nào sau đây? A. Tái định cư, thay đổi cảnh quan. B. Đòi hỏi vốn lớn, công nghệ hiện đại. C. Tạo việc làm, suy giảm tài nguyên rừng. D. Môi trường, suy giảm tài nguyên rừng. Câu 5. Thế mạnh nào sau đây là quan trọng nhất để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở vùng TD&MNBB? A. Lao động có trình độ cao. B. Giao thông phát triển. C. Nguồn nguyên liệu dồi dào. D. Công nghiệp phát triển lâu đời. Câu 6. Hướng phát triển nào sau đây không đúng đối với các cây trồng chủ lực của vùng TD&MNBB trong thời gian tới? A. Hình thành nhiều các vùng đa canh. B. Hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn. C. Sản xuất gắn với công nghiệp chế biến. D. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao. Câu 7. TD&MNBB dựa trên thế mạnh nào sau đây để chăn nuôi đàn gia súc lớn? A. Nông nghiệp hàng hoá phát triển. B. Nguồn thức ăn, khí hậu phù hợp. C. Công nghiệp chế biến phát triển. D. Gần các vùng tiêu thụ lớn. 3. Vận dụng Câu 1. Sự đa dạng cảnh quan, hệ sinh thái đã tạo tiền đề cho vùng TD&MNBB phát triển ngành kinh tế nào sau đây? A. Khai thác và chế biến lâm sản. B. Nông nghiệp hàng hoá. C. Du lịch và bảo vệ môi trường. D. Công nghiệp chế biến lâm sản Câu 2. Ý nào sau đây không phải là hướng phát triển công nghiệp của vùng TD&MNBB? A. Khai thác gắn với chế biến khoáng sản. B. Phát triển địa bàn trọng điểm thuỷ điện. C. Xây dựng các trung tâm công nghiệp quy mô lớn. D. Xây dựng các trung tâm ứng dụng công nghệ cao. Câu 3. Trung du và miền núi Bắc Bộ chuyên môn hóa sản xuất cây chè chủ yếu dựa vào điều kiện nào sau đây? A. Khí hậu nhiệt đới, đủ nước tưới. B. Khí hậu cận nhiệt, đất thích hợp. C. Nhiều đồi núi thấp, giống cây tốt. D. Địa hình phân bậc, nhiều loại đất Câu 4. Thuận lợi chủ yếu để phát triển công nghiệp ở Trung du miền núi Bắc Bộ là A. nguồn khoáng sản đa dạng và năng lượng dồi dào. B. cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng hoàn thiện. C. thị trường rộng và nguồn lao động có chất lượng. D. vị trí địa lí chiến lược, gần vùng kinh tế trọng điểm. Câu 5. Cây công nghiệp nguồn gốc cận nhiệt ở vùng TD&MNBB phát triển dựa trên điều kiện thuận lợi chủ yếu nào sau đây về tự nhiên? A. Có nhiều giống cây trồng cận nhiệt. B. Có mùa đông lạnh, nhiệt độ hạ thấp. C. Có đất phù sa cổ và đất phù sa mới. D. Có địa hình phân hoá đa dạng. Câu 6. Thế mạnh nổi bật về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ để phát triển trồng cây công nghiệp, rau quả có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới chính là A. địa hình phần lớn đồi núi, xen kẽ các cao nguyên. B. khí hậu có mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao. C. mạng lưới sông ngòi dày đặc, lưu lượng nước lớn. D. khu vực đồi núi thấp có đất feralit diện tích lớn. Câu 7. Những nguyên nhân chủ yếu để hình thành vùng chuyên canh cây chè theo hướng tập trung ở các tỉnh thuộc vùng TD&MNBB là A. Khí hậu mát mẻ, nhiều cao nguyên và đồi trung du. B. Khí hậu nóng ẩm, nhiều cao nguyên và đồi trung du. C. Khí hậu mát mẻ, nhiều đồi trung du và nguồn nước dồi dào. D. Khí hậu gió mùa, nhiều cao nguyên và đất ba-dan màu mỡ.
4 Câu 8. Các nguyên nhân chủ yếu nào sau đây quyết định các loại rau của TD&MNBB có diện tích lớn và ngày càng mở rộng? A. Tận dụng lợi thế tự nhiên và có thị trường mở rộng. B. Khí hậu phân hoá đa dạng và có nhiều đất tốt. C. Công nghiệp chế biến phát triển và có đất tốt. D. Thị trường mở rộng và có giao thông phát triển. Câu 9. Việc khai thác thế mạnh của vùng TD&MNBB mang lại ý nghĩa kinh tế chủ yếu nào sau đây? A. Khai thác hiệu quả các thế mạnh và tăng trưởng kinh tế nhanh. B. Khai thác có hiệu quả nguồn lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. Tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Câu 10. Việc khai thác thế mạnh của vùng TD&MNBB mang lại ý nghĩa xã hội chủ yếu nào sau đây? A. Khai thác hiệu quả các thế mạnh và tăng trưởng kinh tế nhanh. B. Khai thác có hiệu quả nguồn lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. C. Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. D. Tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 1. Cho thông tin sau: Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là 2 vùng nằm ở địa hình miền núi, có đặc điểm dân số khác nhau. Năm 2021, dân số vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên lần lượt là khoảng 12,9 triệu người và trên 6 triệu người, mật độ dân số trung bình lần lượt là là 136 và 111 người/km 2 , tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên lần lượt là 1,05% và 1,25%, tỉ trọng nhóm tuổi 15-64 tuổi trong tổng số dân lần lượt là 65,1% và 66,1%. a) NB Số dân của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ cao hơn Tây Nguyên. b)TH Số người trong độ tuổi lao động của Tây Nguyên nhiều hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ. c) TH Số người trong độ tuổi lao động ở Trung du miền núi Bắc Bộ là khoảng 8,4 triệu người. d) VD Trung du và miền núi Bắc Bộ có mật độ dân số cao hơn là do có diện tích rộng nhất nước. Câu 2. Cho bảng số liệu: Số lượng trâu của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước giai đoạn 2018 - 2021 (Đơn vị: Nghìn con) Năm 2018 2019 2020 2021 Trung du và miền núi phía Bắc 1391,2 1332,4 1293,9 1245,3 Cả nước 2486,9 2388,8 2332,8 2262,9 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2022) a) NB Đàn trâu có xu hướng tăng liên tục. b) TH. Đàn trâu của vùng chiếm tỉ lệ cao trong cả nước. c) TH Vùng nuôi nhiều trâu vì phù hợp với điều kiện khí hậu. d) VD Giải pháp chủ yếu phát triển nuôi trâu theo hướng sản xuất hàng hóa là phát triển vùng chăn nuôi tập trung, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi. Câu 3. Đọc đoạn thông tin, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình đa dạng, phức tạp. Ở đây có các dãy núi cao như: Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Định, Pu Sam Sao,... và các dãy núi cánh cung như: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn. Một số sơn nguyên như: Đồng Văn, Hà Giang, Cao Bằng,... và nhiều cao nguyên lớn như: Sơn La, Mộc Châu, Sán Chải, Tà Phình,... Đặc biệt nổi bật với dạng địa hình H2 đối thập và khá phổ biến địa hình các-xtơ. a) TH Các cao nguyên tập trung chủ yếu ở khu vực Tây Bắc. b) NB Dãy Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao, đồ sộ nhất nước ta. c) TH.Địa hình cac-xtơ là dạng địa hình do tác động chủ yếu của nội lực. d) VD Địa hình là kết quả tác động tổng hợp của nội lực và ngoại lực Câu 4. Đọc đoạn thông tin, chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) sau đây: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh và phân hoá rõ rệt theo độ cao. Các đặc điểm đó tạo thuận lợi cho các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như: chè, rau, đậu, cây dược liệu, cây ăn quả. a) NB Vùng TD&MNBB có một mùa đông lạnh nhất nước ta.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.