PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 03. Sở Giáo Dục BẮC NINH - L 1 (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Địa Lí).docx

CỤM CÁC TRƯỜNG THPT, CÁC TRUNG TÂM GDTX, GDNN-GDTX TỈNH BẮC NINH ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: Địa lí Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Họ và tên thí sinh:..................................................... Số báo danh :................... PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta xuất hiện các loài cây cận nhiệt và ôn đới do ảnh hưởng của A. khí hậu, sông ngòi. B. khí hậu, địa hình. C. địa hình, đất. D. sông ngòi, địa hình. Câu 2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nước ta là A. giảm nhanh tỉ trọng ngành chế biến, chế tạo. B. ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao. C. tăng tỉ trọng các ngành khai thác khoáng sản. D. phát triển các ngành sử dụng nhiều tài nguyên. Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng về dân cư nước ta hiện nay? A. Quy mô nhỏ, tăng chậm. B. Cơ cấu dân số ít thay đổi. C. Đông dân, nhiều dân tộc. D. Số lượng luôn cố định. Câu 4. Ý nghĩa chủ yếu của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta là A. sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. B. tăng cường liên kết giữa các vùng, hiện đại hóa nền kinh tế. C. hình thành chuỗi giá trị sản phẩm, nâng cao chất lượng sống. D. khai thác tối đa tự nhiên, tạo động lực mới cho nền kinh tế. Câu 5. Tài nguyên đất ở đồi núi nước ta bị suy giảm chủ yếu do A. chất thải từ các ngành công nghiệp. B. hiện tượng xâm nhập mặn gia tăng. C. chất thải từ các làng nghề thủ công. D. sự suy giảm của tài nguyên rừng. Câu 6. Hoạt động nuôi trồng thủy sản của nước ta hiện nay A. các vùng nước ngọt chủ yếu nuôi tôm. B. sản lượng nuôi trồng ngày càng giảm. C. chưa đa dạng về đối tượng nuôi trồng. D. chịu sự chi phối của nhân tố thị trường. Câu 7. Trong sản xuất nông nghiệp, khu vực đồi núi nước ta có thế mạnh về A. cây hàng năm và chăn nuôi lợn. B. cây lâu năm và nuôi gia súc. C. cây ăn quả và nuôi gia cầm. D. cây lương thực và nuôi vịt đàn. Câu 8. Đô thị nước ta hiện nay A. chủ yếu sản xuất nông nghiệp. B. đóng góp rất ít vào tổng GDP. C. có sức hút lớn đối với đầu tư. D. tỉ suất sinh cao hơn nông thôn. Câu 9. Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi đối với sông ngòi nước ta là A. có nhiều phụ lưu lớn. B. tạo dòng chảy mạnh. C. tổng lượng phù sa lớn. D. tốc độ bào mòn nhỏ. Câu 10. Cây công nghiệp ở nước ta hiện nay A. được trồng theo hướng tập trung. B. chủ yếu là có nguồn gốc cận nhiệt. C. chỉ phân bố tập trung ở vùng núi. D. có cơ cấu cây trồng chưa đa dạng. Câu 11. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên A. có nhiệt độ trung bình năm cao. B. có gió mùa hoạt động liên tục. C. độ ẩm không khí trong năm cao. D. lượng mưa phân hóa theo mùa. Câu 12. Giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở nước ta là A. phát triển vùng chuyên canh với công nghiệp chế biến. B. thay đổi cơ cấu mùa vụ để hạn chế ảnh hưởng thiên tai. C. đa dạng hóa các nông sản gắn với thị trường xuất khẩu. Mã đề 601
D. mở rộng thị trường và phát triển công nghiệp chế biến. Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay? A. Có nhiều gỗ và lâm sản quý. B. Phân bố đều khắp các vùng. C. Rừng trồng chiếm chủ yếu. D. Tỉ lệ che phủ rừng giảm mạnh. Câu 14. Hướng chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là A. chăn nuôi trâu. B. cây dược liệu. C. trồng cây ăn quả. D. khai thác hải sản. Câu 15. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế nước ta hiện nay có nhiều thay đổi chủ yếu do A. chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. B. tăng cường quá trình hiện đại hóa. C. phát triển nhanh kinh tế thị trường. D. thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa. Câu 16. Nửa đầu mùa đông, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên thời tiết miền Bắc nước ta thường có đặc điểm A. lạnh ẩm. B. nóng khô. C. nóng ẩm. D. lạnh khô. Câu 17. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta có nền nhiệt độ thấp hơn so với các miền khác chủ yếu do A. xa xích đạo, hoạt động của gió hướng đông bắc, số lần mặt trời lên thiên đỉnh. B. gần vùng ngoại chí tuyến, hoạt động của gió mùa Tây Nam, núi hướng vòng cung. C. nằm gần chí tuyến, hoạt động của gió mùa Đông Bắc, ảnh hưởng của địa hình. D. nằm ở vùng nội chí tuyến, hoạt động của Tín phong, địa hình có nhiều đồi núi. Câu 18. Ý nghĩa sinh thái to lớn của các hoạt động lâm nghiệp ở nước ta là A. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy. B. cung cấp nguồn hàng xuất khẩu quan trọng. C. bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai. D. tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho thông tin sau: Địa hình của miền đa dạng, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên ba-dan, đồng bằng châu thổ sông mở rộng, đồng bằng ven biển hẹp ngang, bị chia cắt thành các đồng bằng nhỏ và ít có khả năng mở rộng. Đường bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh nước sâu kín gió, nhiều đảo và quần đảo. a) Đặc điểm địa hình bờ biển của miền tạo điều kiện phát triển giao thông vận tải biển. b) Do ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu của miền có sự phân hóa đa dạng theo Đông - Tây và theo độ cao. c) Nội dung trên thể hiện đặc điểm địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở nước ta. d) Địa hình ven biển của miền bị chia cắt thành các đồng bằng nhỏ chủ yếu do tác động của sông ngòi, thủy triều và sóng biển. Câu 2. Cho thông tin sau: Nước ta có tiềm năng lớn để phát triển thủy sản, cả hoạt động đánh bắt và nuôi trồng. Trong thời gian qua, ngành thủy sản có bước phát triển đột phá, tổng sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản không ngừng tăng lên. Giá trị xuất khẩu thủy sản đã cán mốc 11 tỉ USD năm 2022 và đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn hàng đầu trên thế giới. a) Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh và cao hơn khai thác. b) Vùng biển rộng, đường bờ biển dài là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển cả khai thác và nuôi trồng thủy sản. c) Vùng Đồng bằng sông Hồng có hoạt động thủy sản cả khai thác và nuôi trồng phát triển nhất cả nước do có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội. d) Việc mở rộng thị trường xuất khẩu thủy sản giúp ổn định sản xuất, phát huy lợi thế, nâng cao hiệu quả kinh tế. Câu 3. Cho thông tin sau: Năm 2023, mật độ dân số trung bình của nước ta là 303 người/km 2 , có sự khác nhau giữa các vùng. Các vùng có mật độ dân số thấp hơn trung bình cả nước lần lượt là Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Vùng Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước 1 115 người/km 2 , trong khi vùng Tây Nguyên là 113 người/km 2 thấp nhất cả nước. Phân bố dân cư chênh lệch lớn giữa các vùng sẽ tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. a) Vùng Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước do đây là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta. b) Vùng Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao hơn các vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. c) Mật độ dân số có sự chênh lệch lớn giữa các vùng tạo thuận lợi cho nước ta sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt vấn đề việc làm, nâng mức sống.
d) Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng. Câu 4. Cho biểu đồ về sản lượng cà phê của một số quốc gia giai đoạn 2018 – 2022: (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2023, Nxb Thống kê 2024) a) Sản lượng cà phê các quốc gia trên có sự chênh lệch lớn do có tác động của các nhân tố sông ngòi, sinh vật và số lượng lao động. b) Biểu đồ trên thể hiện về tốc độ tăng sản lượng cà phê của một số quốc gia giai đoạn 2018 – 2022. c) Trong giai đoạn 2018 – 2022, sản lượng cà phê của Phi-lip-pin giảm chậm hơn Thái Lan. d) Trong giai đoạn 2018 – 2022, sản lượng cà phê của Lào và Ti-mo Let-xtê có xu hướng tăng. PHẦN III. TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. Câu 1. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ không khí trung bình các tháng tại trạm quan trắc Hà Nội (Láng) và Cà Mau năm 2023 (Đơn vị: o C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hà Nội (Láng) 18,2 20,7 22,7 25,5 29,5 30,4 31,5 29,8 29,1 27,8 24,4 19,8 Cà Mau 26,5 27,0 26,9 29,6 29,4 28,7 28,0 29,0 27,5 28,0 27,9 28,0 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2023 Nxb Thống kê 2024) Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết biên độ nhiệt độ không khí trung bình năm tại trạm quan trắc Hà Nội (Láng) cao hơn biên độ nhiệt độ không khí trung bình năm tại trạm quan trắc Cà Mau là bao nhiêu °C. Câu 2. Cho bảng số liệu: Diện tích và sản lượng lương thực có hạt của một số tỉnh nước ta năm 2022 Tỉnh Bắc Ninh Thái Bình Nam Định Diện tích (nghìn ha) 61,1 160,7 146,0 Sản lượng (nghìn tấn) 397,2 1045,6 889,4 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2023, NXB Thống kê, 2024) Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết năng suất lương thực có hạt của tỉnh thấp nhất là bao nhiêu tạ/ha (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân). Câu 3. Cho bảng số liệu: Số trang trại của Đồng bằng sông Hồng phân theo lĩnh vực hoạt động năm 2023 Lĩnh vực hoạt động Trồng trọt Chăn nuôi Nuôi trồng thủy sản Số lượng (trang trại) 207 5693 670 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2023, Nxb Thống kê 2024) Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết tỉ trọng số trang trại chăn nuôi trong tổng số trang trại của Đồng bằng sông Hồng năm 2023 là bao nhiêu % (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân).
Câu 4. Cho bảng số liệu: Quy mô dân số và số dân thành thị một số vùng ở nước ta năm 2022 (Đơn vị: triệu người) Vùng Tổng số dân Số dân thành thị Đồng bằng sông Hồng 23,5 8,8 Trung du và miền núi Bắc Bộ 13,0 2,8 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2023, Nxb Thống kê 2024) Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết, năm 2022 tỉ lệ dân thành thị của vùng Đồng bằng sông Hồng cao hơn vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bao nhiêu phần trăm (làm tròn kết quả đến một chữ số thập phân). Câu 5. Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng lạc của một số tỉnh nước ta năm 2019 và năm 2022 (Đơn vị: ha) Năm Thanh Hóa Nghệ An 2019 9 914 13 385 2022 8 856 11 789 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2023, Nxb Thống kê 2024) Căn cứ vào bảng số liệu trên, hãy cho biết trong giai đoạn 2019 – 2022, diện tích gieo trồng lạc của Nghệ An giảm nhiều hơn Thanh Hóa bao nhiêu ha. Câu 6. Năm 2021, GDP nước ta đạt 8,5 triệu tỉ đồng và tổng số dân là 95,8 triệu người. Đến năm 2022, GDP nước ta đạt 9,5 triệu tỉ đồng và tổng số dân là 99,5 triệu người. Hãy cho biết GDP bình quân đầu người của nước ta năm 2022 tăng bao nhiêu triệu đồng so với năm 2021 (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). ------ HẾT ------

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.