Content text 9. Đề thi thử bám sát cấu trúc đề minh họa TN THPT 2024 - Môn Sinh Học - Đề 9 - File word có lời giải.pdf
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 09 (Đề thi có 06 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2024 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: ......................................................................... Câu 81. Động vật nào sau đây hô hấp bằng mang? A. Mèo rừng. B. Tôm sông. C. Chim sâu. D. Ếch đồng. Câu 82. Trong quá trình dịch mã, trình tự các nuclêôtit nào sau đây trên tARN liên kết bổ sung với trình tự 3'GUA5' trên mARN? A. 5'XAU3'. B. 5'XAT3'. C. 3'XAU5'. D. 3'XAT5'. Câu 83. Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể một? A. Giao tử n kết hợp với giao tử n + 1. B. Giao tử n kết hợp với giao tử n - 1. C. Giao tử 2n kết hợp với giao tử 2n. D. Giao tử n kết hợp với giao tử 2n. Câu 84. Quá trình nào sau đây làm mất nitơ trong đất? A. Amôn hóa. B. Nitrat hóa. C. Cố định đạm. D. Phản nitrat hóa. Câu 85. Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi A. toàn bộ kiểu hình của cơ thể. B. một tính trạng. C. một vài tính trạng mà gen đó chi phối. D. tất cả các tính trạng do gen đó chi phối. Câu 86. Khi nói về hệ sắc tố quang hợp, phát biểu nào sau đây Sai? A. Các sắc tố quang hợp truyền năng lượng hấp thụ được về cho diệp lục a . B. Hệ sắc tố quang hợp hấp thu và biến đổi quang năng thành hoá năng. C. Ở một số loài cây có lá màu đỏ là do trong lá chỉ có carôtenôit. D. Hệ sắc tố quang hợp phân bố trên màng tilacôit. Câu 87. Khi nói về ổ sinh thái, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Mỗi loài có một ổ sinh thái đặc trưng. B. Ổ sinh thái của hai loài khác nhau có thể trùng nhau. C. Ổ sinh thái có thể xem là tập hợp các giới hạn sinh thái. D. Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái. Câu 88. Ở ruồi giấm, phép lai A a A X X X Y . Theo lý thuyết, kiểu hình lặn ở đời con xuất hiện ở giới A. cái. B. đồng giao. C. Đực và cái. D. đực. Câu 89. Thận duy trì áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể chủ yếu thông qua điều hòa cân bằng giữa A. muối và nước. B. nước và protein. C. muối và protein. D. nước và glucose. Câu 90. Nhân tố nào dưới đây là nhân tố sinh thái vô sinh? A. Vi sinh vật phân hủy. B. Xác động vật. C. Thực vật. D. Sâu ăn lá. Câu 91. Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng khởi động là nơi A. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc.
B. ARN pôlimeraza bám vào để khởi đầu quá trình phiên mã. C. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế. Câu 92. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AB ab Dd tự thụ tạo ra tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ở đời con? A. 20. B. 92. C. 9. D. 30. Câu 93. Hình dưới đây thể hiện đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng nào? A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Mất đoạn. Câu 94. Phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn kiểu gen dị hợp? A. Aa × AA. B. Aa × Aa. C. Aa × aa. D. AA × aa. Câu 95. Trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt hoá axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng A. để hình thành liên kết peptit giữa các axit amin. B. để axit amin được hoạt hoá và gắn với tARN. C. để cắt bỏ axit amin mở đầu ra khỏi chuỗi pôlipeptit. D. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN. Câu 96. Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy. C. sự tiến hoá song hành. D. phản ánh nguồn gốc chung. Câu 97. Cho các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen như sau: (1) Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. (2) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. (3) Tạo ADN tái tổ hợp. Trình tự đúng của các bước trên là: A. (1) → (3) → (2). B. (3) → (1) → (2). C. (1) → (2) → (3). D. (2) → (3) → (1). Câu 98. Ở loài kiến nâu (Formica rufa), nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20°C thì nở ra toàn là cá thể cái; nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 20°C thì nở ra hầu hết là có thể đực. Yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính ở loài này là A. tỷ lệ tử vong của 2 giới không đều. B. sự phân hóa kiểu sinh sống. C. nhiệt độ môi trường. D. tập tính đa thê. Câu 99. Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEF.HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCBCDEF.HKM. Dạng đột biến này thường A. làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể. B. gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến. C. làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài. D. làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. Câu 100. Ở một loài sinh vật nhân thực, alen D bị đột biến điểm thành alen d. Theo lí thuyết, alen D và alen d vẫn có
A. số nuclêôtit bằng nhau. B. số liên kết hiđrô bằng nhau. C. tỉ lệ (A + G)/(T+X) bằng nhau. D. chiều dài luôn bằng nhau. Câu 101. Cơ thể nào sau đây có kiểu gen đồng hợp tử về ba cặp gen? A. AB DD aB . B. D AABBX Y . C. AB AB XD Xd . D. ab ab XD XD. Câu 102. Biện pháp nào sau đây không góp phần khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? A. Thực hiện các biện pháp chống xói mòn cho đất. B. Ngăn chặn nạn phá rừng đầu nguồn. C. Khai triệt để nguồn tài nguyên sinh vật biển. D. Bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. Câu 103. Một quần thể thực vật tự thụ phấn, xét 1 gen có 2 alen là A và a. Theo lí thuyết, quần thể có cấu trúc di truyền nào sau đây có tần số các kiểu gen không đổi qua các thế hệ? A. 100% AA. B. 25% Aa : 75% aa. C. 100% Aa. D. 50% AA : 50% Aa. Câu 104. Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Kích thước quần thể có ảnh hưởng đến mức sinh sản và mức tử vong của quần thể. B. Nếu kích thước quần thể đạt mức tối đa thì các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ nhau. C. Kích thước của quần thể là khoảng không gian mà các cá thể của quần thể sinh sống. D. Kích thước của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Câu 105. Theo thuyết tiến hoá tổng hợp, đơn vị tiến hoá cơ sở là A. tế bào. B. quần thể. C. cá thể. D. bào quan. Câu 106. Nội dung nào sau đây nói về cách li sau hợp tử? A. Các cá thể giao phối với nhau tạo ra hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển thành con lai. B. Các cá thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, nên không giao phối với nhau. C. Các cá thể sống ở những sinh cảnh khác nhau, nên không giao phối với nhau. D. Các cá thể có những tập tính giao phối riêng, nên thường không giao phối với nhau. Câu 107. Khi nói về quá trình phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất, phát biểu nào sau đây đúng? A. Các tế bào sơ khai đầu tiên được hình thành vào cuối giai đoạn tiến hoá sinh học. B. Tiến hoá tiền sinh học là giai đoạn từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay. C. Trong giai đoạn tiến hoá hoá học, đã có sự hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các chất hữu cơ đơn giản. D. Sự xuất hiện phân tử prôtêin và axit nuclêic kết thúc giai đoạn tiến hoá tiền sinh học. Câu 108. Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, kết luận nào sau đây không đúng? A. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường. B. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần. C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động. D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh. Câu 109. Quan hệ giữa hai loài A và B trong quần xã được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Nếu dấu (+) là loài được lợi, dấu (-) là loài bị hại thì sơ đồ trên biểu diễn mối quan hệ A. ức chế cảm nhiễm và vật chủ - vật kí sinh. B. vật chủ - vật kí sinh và vật ăn thịt – con mồi. C. cộng sinh, hợp tác và hội sinh. D. cạnh tranh và vật ăn thịt – con mồi. Câu 110. Cho các phương pháp sau: (1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (2) Dung hợp tế bào trần khác loài. (3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1. (4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội. Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là: A. (1), (3). B. (2), (3). C. (1), (4). D. (1), (2). Câu 111. Xét một quần thể thực vật giao ngẫu phối, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) và F1 số cây thân thấp chiếm tỉ lệ lần lượt là 0,1 và 0,09. Biết rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở P, số cây có kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ A. 4 9 . B. 5 9 . C. 4 5 . D. 1 2 . Câu 112. Ở một loài động vật, xét hai gen phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và cả hai gen đều biểu hiện ở cả hai giới. Cho biết loài này có cặp NST giới tính là XX và XY. Nếu không xét tính đực, cái thì quần thể có tối đa sáu loại kiểu hình về hai tính trạng này; số loại kiểu gen ở giới đực gấp hai lần số loại kiểu gen ở giới cái. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Trong quần thể có tối đa 27 kiểu gen về hai gen trên. II. Hai gen này phân li độc lập và có một cặp gen nằm trên NST giới tính. III. Trong quần thể có tối đa 378 kiểu phép lai về hai gen trên. IV. Trong quần thể, số loại giao tử đực nhiều hơn số loại giao tử cái. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 113. Một đột biến thay thế nuclêôtit trên gen qui định chuỗi pôlipeptit a-glôbin của hêmoglobin ở người làm cho chuỗi pôlipeptit bị ngắn đi so với bình thường. Tuy nhiên, phân tử mARN sơ khai được phiên mã từ gen này vẫn có chiều dài không đổi. Theo lý thuyết, có bao nhiêu giả thuyết sau đây đúng về dạng đột biến trên? I. Đột biến xảy ra làm cho bộ ba bình thường trở thành bộ ba kết thúc. II. Đột biến làm thay thế các bộ ba mã hóa này thành các bộ ba mã hóa axit amin mới. III. Có quá trình sửa sai của phân tử mARN được tạo ra alen đột biến. IV. Đột biến làm thay đổi vị trí cắt intron trong quá trình tạo ra mARN làm cho mARN ngắn hơn so với bình thường. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 114. Bảng dưới đây cho thấy kích thước hệ gen và số lượng gen (tính trung bình) trên một triệu cặp nuclêôtit trong hệ gen ở các sinh vật khác nhau. Loài sinh vật Kích thước hệ gen Số lượng gen trung bình Vi khuẩn H. influenzae 1,8 950 Nấm men 12 500 Ruồi giấm 180 100 Người 3200 10 Có bao nhiêu kết luận đúng về bảng số liệu trên? I. Kích thước hệ gen tăng dần theo mức độ phức tạp về tổ chức của cơ thể sinh vật.