PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Quy chế Đại học từ xa - Trường Đại học Thành Đô.pdf

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2021 QUY CHẾ Đào tạo từ xa trình độ Đại học theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số: 185 /QĐ-ĐHTĐ ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô) _________________________ Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Quy chế này quy định tổ chức hoạt động đào tạo từ xa (ĐTTX) trình độ đại học tại Trường Đại học Thành Đô (sau đây gọi tắt là Trường) bao gồm: tổ chức và quản lý ĐTTX; quyền và trách nhiệm của giảng viên, người học; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm; tổ chức thực hiện. 2. Quy chế này áp dụng đối với tất cả các ngành đào tạo từ xa trình độ đại học theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Thành Đô. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Quy chế này, các cụm từ dưới đây được hiểu như sau: 1. Hệ thống ĐTTX bao gồm: Chương trình ĐTTX; học liệu ĐTTX; bộ máy tổ chức và quản lý ĐTTX; hệ thống kiểm tra, đánh giá; hệ thống kỹ thuật hỗ trợ thực hiện ĐTTX; đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý; quy định về ĐTTX. 2. Học liệu ĐTTX gồm: học liệu chính và các học liệu bổ trợ phục vụ cho quá trình đào tạo. Học liệu chính đảm bảo cung cấp và truyền tải đầy đủ nội dung chương trình đào tạo để người học có thể tự học phù hợp với phương thức ĐTTX. Học liệu bổ trợ cung cấp các nội dung chi tiết hỗ trợ người học hiểu biết sâu sắc, đầy đủ những nội dung trong học liệu chính, có thể là: băng đĩa ghi hình ảnh, âm thanh, đoạn phim ngắn; chương trình phát thanh, chương trình truyền hình; sách in, tài liệu hướng dẫn dạy và học với sự trợ giúp của máy tính; bài tập trên internet, bài seminar và các buổi trao đổi thảo luận, truyền hình hội nghị từ xa; bài thực tập ảo, bài thực tập mô phỏng và thực tập thực tế.
3. Các phương thức ĐTTX: a) Thư tín: Chương trình ĐTTX được thực hiện chủ yếu bằng đường thư tín thông qua học liệu chính là tài liệu in. Học liệu chính bao gồm: giáo trình, sách tham khảo, tài liệu hướng dẫn học tập, nghiên cứu, sách bài tập, tài liệu hướng dẫn thi, kiểm tra; b) Phát thanh - truyền hình: Chương trình ĐTTX được thực hiện chủ yếu thông qua các hệ thống phát thanh - truyền hình trong đó học liệu chính là các chương trình phát thanh, truyền hình được phát trực tiếp hoặc phát lại trên các kênh phát thanh, truyền hình hoặc mạng internet; c) Mạng máy tính: Chương trình ĐTTX được thực hiện chủ yếu thông qua mạng máy tính, mạng internet và mạng viễn thông trong đó học liệu chính là học liệu điện tử được chuyển qua mạng, việc giảng dạy được thực hiện trực tuyến hoặc không trực tuyến; d) Kết hợp: kết hợp các phương thức nêu tại các điểm a, b và c. 4. Trạm ĐTTX: là cơ sở bên ngoài Trường, là nơi tổ chức các hoạt động để thực hiện chương trình ĐTTX. Trạm ĐTTX được đặt tại cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường của cơ quan nhà nước, trường của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trường của lực lượng vũ trang nhân dân có đủ điều kiện đảm bảo các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập, cán bộ quản lý để thực hiện chương trình ĐTTX. Điều 3. Cơ cấu tổ chức và quản lý ĐTTX Tham gia hoạt động ĐTTX tại Trường ĐHTĐ bao gồm: 1. Ban Giám hiệu Nhà trường. 2. Hội đồng Khoa học và Đào tạo. 3. Trung tâm ĐTTX. 4. Các Phòng chức năng có liên quan đến ĐTTX (Đào tạo; Khảo thí & ĐBCLGD; TCHT; TCKT; CTCV&TTrGD...). 5. Trưởng Khoa hoặc Phụ trách Khoa có ngành ĐTTX và các giảng viên tham gia giảng dạy. 6. Các Trạm ĐTTX. Điều 4. Cơ chế quản lý ĐTTX 1. Trường Đại học Thành Đô a) Ban Giám hiệu trực tiếp quản lý toàn diện các hoạt động của công tác ĐTTX. b) Trung tâm ĐTTX là đơn vị trực thuộc BGH và được BGH giao nhiệm vụ tư vấn, tổ chức và điều hành hoạt động ĐTTX. c) Các Phòng, Khoa, Trung tâm phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
2. Các Trạm ĐTTX Trường đặt trạm ĐTTX trên cơ sở ký kết hợp đồng với các đơn vị tại các địa phương sau khi kiểm tra thực tế các điều kiện đảm bảo chất lượng, đảm bảo các yêu cầu để thực hiện chương trình ĐTTX. Điều kiện đặt trạm ĐTTX như sau: a) Hoàn thiện các thủ tục pháp lý đặt trạm ĐTTX theo quy định. b) Trạm ĐTTX có đủ phòng học và thi, hội trường theo quy mô sinh viên đang học; phòng nghỉ của giảng viên; phòng thư viện và tự học cho sinh viên; phòng tiếp nhận hồ sơ sinh viên; phòng máy tính kết nối mạng internet hoặc phòng thực hành khác phù hợp với chương trình đào tạo. Phòng học đảm bảo đủ bàn ghế, ánh sáng, quạt hoặc điều hòa. c) Đội ngũ nhân lực, quản lý: có lãnh đạo quản lý có kinh nghiệm để thực hiện công tác quản lý, điều hành hoạt động của Trạm. d) Có đủ số lượng sinh viên lớn hơn hoặc bằng 20 người/khóa học/ngành học. Điều 5. Trung tâm ĐTTX Chức năng, nhiệm vụ: 1. Lập kế hoạch và tổ chức tuyển sinh theo đúng quy chế và quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và của Trường. 2. Chịu trách nhiệm quản lý ngành ĐTTX; quản lý chương trình ĐTTX; chủ trì xây dựng và thẩm định chương trình ĐTTX, xây dựng học liệu ĐTTX, xây dựng và thẩm định ngân hàng đề thi. 3. Quản lý chuyên môn giảng viên giảng dạy ĐTTX; đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên. 4. Xây dựng kế hoạch ĐTTX theo khóa học, năm học; triển khai kế hoạch ĐTTX; công nhận năm sinh viên; xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, bảng điểm cho sinh viên. Tổ chức khai giảng, bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên. 5. Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch thi học kỳ, bảo vệ đồ án/khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên theo quy định, giám sát quá trình tổ chức dạy học từ xa; hỗ trợ sinh viên học tập theo thời khóa biểu. 6. Cấp thẻ sinh viên và các thủ tục liên quan đến công tác quản lý sinh viên. Điều 6. Các phòng chức năng Các Phòng chức năng có liên quan (Đào tạo; Khảo thí & ĐBCLGD; TCHT; TCKT; CTCV&TTrGD...) có trách nhiệm hỗ trợ Trung tâm ĐTTX thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Điều 7. Trung tâm Thông tin Thư viện
1. Cung cấp cho sinh viên sách, giáo trình, tài liệu tham khảo, các cơ sở dữ liệu điện tử để cung cấp, hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu của người học. 2. Phối hợp với Trung tâm ĐTTX sản xuất và cung cấp học liệu cho sinh viên. Chương II ĐÀO TẠO TỪ XA Điều 8. Chương trình đào tạo từ xa 1. Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, cấu trúc từ các môn học hoặc học phần, trong đó có học phần bắt buộc và học phần tự chọn thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp, sinh viên được miễn các học phần Giáo dục thể chất & Giáo dục quốc phòng An ninh. Trong cùng một ngành đào tạo, nội dung của chương trình ĐTTX như chương trình đào tạo theo hình thức giáo dục chính quy. 2. Chương trình ĐTTX thể hiện: trình độ đào tạo; đối tượng đào tạo và điều kiện tốt nghiệp; mục tiêu đào tạo, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học khi tốt nghiệp; khối lượng kiến thức lý thuyết, thực hành, thực tập; kế hoạch đào tạo theo thời gian thiết kế; phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập; các điều kiện thực hiện chương trình; có đề cương chi tiết của từng học phần đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, phù hợp với phương thức ĐTTX. Chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều 9. Thời gian đào tạo Thời gian đào tạo căn cứ vào bằng tốt nghiệp của sinh viên khi xét tuyển. Thời gian đào tạo đối với các trình độ tốt nghiệp như sau (thời gian đào tạo tối thiểu - tối đa): 1. Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương: thời gian đào tạo 4 - 8 năm. 2. Tốt nghiệp THCN, TCCN không cùng chuyên ngành: 3 - 6 năm 3. Tốt nghiệp THCN, TCCN cùng chuyên ngành; tốt nghiệp cao đẳng không cùng chuyên ngành: thời gian đào tạo 2.5 - 5 năm. 4. Tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành: thời gian đào tạo từ 1,5 - 3 năm. 5. Tốt nghiệp đại học trở lên: thời gian đào tạo từ 1,5 - 3 năm. Điều 10. Kế hoạch giảng dạy và học tập 1. Kế hoạch giảng dạy và học tập được xây dựng theo năm học hoặc năm dương lịch. Một năm học có 02 học kỳ chính với tổng số tối thiểu 30 tuần lên lớp trực tuyến. Ngoài các học kỳ chính, Trường có thể tổ chức thêm học kỳ phụ để sinh viên học trả nợ môn học hoặc học vượt, học cải thiện điểm. Giờ dạy học toàn khóa được tính từ tổng số giờ tự học; giờ học qua phương tiện phát thanh, truyền hình; giờ học qua mạng máy tính (bao gồm trực

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.