PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text dap an Đề ôn luyện 14 (1).pdf


Vì thể dị đa bội được hình thành do lai xa kèm theo đa bội hóa. Ở động vật, ít khi xảy ra lai xa và sự đa bội hóa sẽ dẫn tới gây chết ở giai đoạn phôi.  Đáp án B. Câu 87: Biện pháp tạo giống mới nào sau đây có thể cho phép tạo ra giống mới có kiểu gen đồng hợp về tất cả các cặp gen? A. Tạo giống bằng công nghệ chuyển gen. B. Tạo giống bằng gây đột biến dị đa bội. C. Tạo giống bằng công nghệ cấy truyền phôi. D. Tạo giống ưu thế lai bằng lai khác dòng. Câu 87. Đáp án B. - Lai xa giữa hai loài A và B sẽ sinh ra đời con có bộ NST n của loài A với n của loài B. Bộ NST của con lai là đơn bội vì các NST không tồn tại thành cặp tương đồng. - Tiến hành đa bội hóa cơ thể F1 thì sẽ thu được dạng lưỡng bội (song nhị bội) có tất cả các NST đều tồn tại ở dạng tương đồng và đặc biệt là tất cả các gen đều ở dạng đồng hợp (thuần chủng). Do vậy con lai được sinh ra do lai xa và đa bội hóa thì sẽ có kiểu gen thuần chủng về tất cả các cặp gen. - Ở bài toán này, dễ dàng nhận ra cơ thể có kiểu gen AaBbDdEE là cơ thể không thuần chủng nên không được sinh ra nhờ lai xa và đa bội hóa. Câu 88: Khi nói về sự điều hòa lượng đường trong máu, phát biểu sau đây sai? A. Hooc môn insulin có tác dụng chuyển hóa glucozơ thành glicogen. B. Hooc môn glucagon có tác dụng tăng đường huyết bằng cách chuyển hóa glicogen thành glucôzơ. C. Bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường thì thường có nồng độ đường trong máu thấp hơn bình thường. D. Nếu tuyến tuỵ của cơ thể không tiết insulin thì sẽ bị bệnh đái tháo đường. Câu 88. Đáp án C. Vì bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường thì thường có nồng độ đường trong máu cao hơn bình thường. Do nồng độ đường trong máu cao nên thận mới thải đường (thải glucôzơ) qua nước tiểu, gây ra đái tháo đường. Có 4 loại hooc môn tham gia điều hoà lượng đường (glucozơ) trong máu, đó là insulin, glucagon, adrenalin và coctizol. Vai trò của các loại hooc môn đó là: - Hooc môn insulin: Có tác dụng chuyển hóa glucozơ, làm giảm glucozơ máu. Khi glucozơ đã đi vào tế bào thì insulin có tác dụng kích thích chuyển hoá như sau: + Tại gan: Tăng chuyển glucozơ thành glicogen. + Tại mô mỡ: Tăng chuyển glucozơ thành mỡ và thành một số loại axit amin. + Tại cơ: Tăng cường chuyển glucozơ thành glucozơ - 6 - photphat để chất này đi vào đường phân hoặc chất này tổng hợp thành glicogen dự trữ. - Hooc môn và coctizol: có tác dụng làm tăng đường huyết bằng cách huy động phân giải protein, axit lactic, axitamin cùng nhiều chất khác tại gan tạo ra glucozơ, do đó nếu gan đã cạn glicogen thì coctizol có vai trò trong việc làm tăng lượng đường huyết. Câu 89: Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây đúng? A. Là phương thức hình thành loài chủ yếu gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật. B. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật. C. Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hoá trong loài. D. Loài mới và loài gốc thường sống ở cùng một khu vực địa lí. Câu 89. Xét các phát biểu của đề bài: A sai. Vì hình thành loài mới bằng con đường địa lí xảy ra ở cả động vật và thực vật (động vật có khả năng di chuyển, thực vật có khả năng phát tán bào tử) B sai. Điều kiện địa lí là nguyên nhân gián tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật. Nó chỉ làm cho sự khác biệt vốn gen của quần thể với quần thể gốc càng sâu sắc. C đúng. D sai. Vì loài mới và loài gốc sống ở 2 khu vực địa lý khác nhau. Câu 90: Một loài thực vật, cặp nhiễm sắc thể số 1 chứa cặp gen Aa; cặp nhiễm sắc thể số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu ở một số tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 1, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử đột biến có kiểu gen: A. Aab, AaB, B, b. B. AaBb, Aab, B, b. C. ABb, aBb, A, a. D. AAb, AAB, aaB, aab, B, b. Câu 90. Cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I sẽ tạo ra giao tử Aa và giao tử O. Cặp gen B, b phân li bình thường sẽ tạo ra giao tử B, b → Các loại giao tử tạo ra là: (Aa, O)(B : b) → Có 4 loại giao tử là: AaB, Aab, B, b
Câu 91: Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen Aa và Bb cùng nằm trên 1 cặp NST thường, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho cây dị hợp 2 cặp gen lai với cây có kiểu hình trội về 2 tính trạng, đời F1 có 4 kiểu gen. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai thỏa mãn? A. 5. B. 9. C. 6. D. 7. Câu 91. Đáp án D. Có các trường hợp: ♂( ab AB ; aB Ab ) × ♀( Ab AB ; aB AB ) Không hoán vị gen.  Có 4 phép lai ♂( ab AB ; aB Ab ) × ♀( AB AB ) Có hoán vị gen.  Có 2 phép lai ♂ ab AB × aB Ab Không hoán vị gen.  Có 1 phép lai Câu 92. Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây đúng? A. Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới. B. Nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa nhỏ là biến dị tổ hợp. C. Đột biến quy định chiều hướng của quá trình tiến hóa nhỏ. D. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có di - nhập gen. Câu 92: Đáp án A. B sai. Vì nguyên liệu sơ cấp là đột biến; Biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp. C sai. Vì đột biến là nhân tố tiến hóa vô hướng. D sai. Vì nếu không có di – nhập gen thì vẫn có thể diễn ra tiến hóa nhỏ. Chỉ cần có nguyên liệu và có chọn lọc tự nhiên thì sẽ xảy ra tiến hóa nhỏ. Câu 93: Xét các nhân tố: mức độ sinh sản (B), mức độ tử vong (D), mức độ xuất cư (E) và mức độ nhập cư (I) của một quần thể. Trong trường hợp nào sau đây thì kích thước của quần thể giảm xuống? A. B = D, I > E. B. B + I > D + E. C. B + I = D + E. D. B + I < D + E. Câu 93. Kích thước quần thể giảm khi mức xuất cư và tử vong lớn hơn mức sinh sản và nhập cư. Đáp án D. Câu 94: Những dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng gen trên NST? A. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ và đột biến lệch bội. B. Đột biến mất đoạn, đột biến gen và đột biến đảo đoạn NST. C. Đột biến số lượng NST, đột biến gen và đột biến đảo đoạn NST. D. đột biến gen, đột biến chuyển đoạn và đột biến lệch bội. Câu 94. Đáp án C. Chỉ có đột biến cấu trúc NST mới làm thay đổi số lượng gen trên NST (trừ đột biến đảo đoạn NST). Do vậy chỉ có phương án C thõa mãn. Câu 95: Cho một số thao tác cơ bản trong quy trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp kháng nguyên trong sản xuất vacxin nhờ công nghệ gen như sau: (1) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa kháng nguyên. (2) Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa kháng nguyên từ mầm bệnh. (3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa kháng nguyên vào tế bào vi khuẩn. (4) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa kháng nguyên. Trình tự đúng của các thao tác trên là A. (2) (4) (3) (1).    B. (1) (2) (3) (4).    C. (1) (4) (3) (2).    D. (2) (1) (3) (4).    Câu 95. Đáp án D. Câu 96: Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng? A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể. B. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể. D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên. Câu 96: Đáp án B.
A sai. Vì giao phối không làm thay đổi tần số alen của quần thể. C sai. Vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình chứ không tác động trực tiếp lên kiểu gen của cơ thể. D sai. Vì có 4 nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể (đột biến, chọn lọc tự nhiên, di - nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên). Câu 97: Khi nói về quang hợp, phát biểu nào sau đây sai? A. Nếu có một chất độc ức chế chu trình Canvil thì cây sẽ không giải phóng O2. B. Phân tử oxi được thải ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nguyên tử oxi của H2O. C. Quang hợp ở tất cả các loài thực vật đều có 2 pha là pha sáng và pha tối. D. Nguyên tử oxi có trong phân tử C6H12O6 là có nguồn gốc từ nguyên tử oxi của phân tử H2O. Câu 97. Đáp án D. A đúng. Vì chu trình Canvil bị ức chế thì sẽ không tạo ra NADP+ . Khi không có NADP+ thì sẽ không diễn ra pha sáng, do đó không giải phóng O2. B đúng. Vì oxi được giải phóng ở pha sáng từ quá trình quang phân li H2O. C đúng. Tất cả các loài thực vật đều có quang hợp 2 pha. D đúng. Vì CO2 tham gia vào pha tối để tổng hợp C6H12O6. Câu 98: Cơ chế nào sau đây không có vai trò trong việc giúp điều hòa ổn định nội môi khi cơ thể bị nôn mửa liên tục? A. Hệ hô hấp giúp duy trì ổn định độ pH bằng cách làm giảm nhịp hô hấp. B. Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các cơ quan dự trữ. C. Tăng cường bài tiết nước để giảm thể tích ở cầu thận. D. Gây co các mạch máu đến thận để giảm bài xuất nước. Câu 98. Đáp án C. Khi cơ thể bị nôn nhiều làm giảm thể tích máu, giảm huyết áp, tăng pH máu, các hệ cơ quan tham gia hoạt động và có nhiều cơ chế giúp đưa cân bằng nội môi trở lại bình thường: - Hệ hô hấp giúp duy trì ổn định độ pH bằng cách làm giảm nhịp hô hấp dẫn tới giảm tốc độ thải CO2. Nguyên nhân là vì pH cao làm giảm kích thích lên trung khu hô hấp do vậy cường độ hô hấp giảm. - Hệ tuần hoàn giúp duy trì huyết áp qua tăng cường hoạt động của tim và huy động máu từ các cơ quan dự trữ (ví dụ huy động lượng máu dự trữ ở trong gan, lách). - Khi huyết áp giảm thì sẽ gây cảm giác khát dẫn đến tăng uống nước để góp phần duy trì huyết áp của máu. Câu 99: Cho biết trình tự nucleotit của gen bình thường và gen đột biến: Gen bình thường Gen đột biến ...ATA TXG AAA... ...TAT AGX TTT... ...ATA XXG AAA... ...TAT GGX TTT... Đột biến trên thuộc dạng gì? A. Mất 2 cặp nuclêôtit. B. Thay thế 1 cặp nuclêôtit. C. Thêm 1 cặp nuclêôtit. D. Mất 1 cặp nuclêôtit. Câu 99: Đáp án B. Quan sát sự khá biệt về trình tự nu trên gen bình thường và gen đột biến. Ta thấy, số lượng nu của gen bình thường và gen đột biến là như nhau. Vị trí nu thứ 4 của gen bình thường là cặp A-T còn của gen đột biến là G-X. → Đây là đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. Câu 100. Trong các hệ sinh thái giả định, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và E. Sinh khối ở một bậc là: A = 400 kg/ha; B = 500 kg/ha; С = 4000 kg/ha; D = 60 kg/ha; E = 4 kg/ha. Một học sinh đã sắp xếp các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái từ thấp lên cao. Sắp xếp nào sau đây là phù hợp với thực tế? A. Hệ sinh thái 1: А В C E. B. Hệ sinh thái 2: A В D E. C. Hệ sinh thái 3: С A B E. D. Hệ sinh thái 4: С A D E. Câu 100. Đáp án D. Theo nguyên tắc của hiệu suất sinh thái, thì sắp xếp các bậc dinh dưỡng là C → A và B → D → E. Do đó, chỉ có hệ sinh thái 4 là hệ sinh thái bền vững do có hình tháp sinh thái cơ bản, sinh khối sinh vật sản xuất lớn. Câu 101: Khi nói về nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai? A. Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo bằng ADN và protein histon. B. Đầu mút NST giúp các NST không bị dính vào nhau. C. Số lượng NST càng nhiều thì loài đó càng tiến hóa. D. Ta có thể quan sát hình dạng và kích thước đặc trưng của NST rõ nhất vào kì giữa của nguyên phân.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.