Content text 65. Chuyên ĐH Vinh (Lần 1 - Chính thức) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx
Trang 1/6 – Mã đề 051 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THPT CHUYÊN ĐH VINH (Đề thi có 06 trang) (28 câu hỏi) THI THỬ TN THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 051 Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại disaccharide? A. Glucose. B. Fructose. C. Maltose. D. Cellulose. Câu 2: Trên bao bì một loại phân bón NPK của công ty phân bón Việt Nhật có ghi độ dinh dưỡng là 16 – 16 – 8. Khối lượng phosphorus có trong 355 kg phân bón NPK này là A. 28,4 kg. B. 24,8 kg. C. 12,4 kg. D. 56,8 kg. Câu 3: Cho bảng độ tan (gam/100 gam nước) ở 20°C của một số muối sulfate và nitrate của kim loại nhóm IIA như sau: Ion Mg 2+ Ca 2+ Sr 2+ Ba 2+ NO 3 - 69,5 152 69,5 9,02 SO 4 2- 33,7 0,20 0,0132 0,0028 Một học sinh hoà tan hoàn toàn 150 gam muối X vào 200 gam H 2 O ở 20°C, thu được dung dịch Y. Vậy muối X có thể là A. Sr(NO 3 ) 2 . B. Ba(NO 3 ) 2 . C. MgSO 4 . D. Ca(NO 3 ) 2 . Câu 4: Poly(vinyl chloride) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây? A. CH 2 =CHCl. B. CH 3 COOCH=CH 2 . C. CH 2 =CH 2 . D. CH 2 =CH-CH 3 . Câu 5: Tyrosine là một trong những loại amino acid cần thiết và có thể bổ sung cho cơ thể thông qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Tyrosine làm tăng mức độ chất dẫn truyền thần kinh dopamine, adrenaline và norepinephrine giúp điều chỉnh tâm trạng, cải thiện trí nhớ, giúp tỉnh táo đầu óc và tăng khả năng tập trung. Với mỗi môi trường có giá trị pH bằng 0,10; 5,65; 9,59 và 12,90, coi tryrosine chỉ tồn tại ở dạng cho dưới đây:
Trang 3/6 – Mã đề 051 Câu 8: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Điện phân MgCl 2 nóng chảy. (b) Nhiệt phân hoàn toàn BaCO 3 . (c) Cho kim loại K vào dung dịch CuSO 4 dư. (d) Dẫn khí CO dư đi qua bột Fe 2 O 3 nung nóng. (e) Cho dung dịch Fe(NO 3 ) 2 vào dung dịch AgNO 3 dư. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 9: Chất hữu cơ X được dùng trong sản xuất thuốc chữa bệnh, các chất phòng trừ dịch hại, chất dẫn dụ côn trùng, chất tăng tốc lưu hoá cao su và chất ức chế ăn mòn kim loại. Dung dịch X làm quỳ tím hoá xanh. Kết quả phân tích phổ khối lượng cho thấy phân tử khối của X là 45. Chất X có thể là A. methyl formate. B. methylamine. C. formic acid. D. ethylamine. Câu 10: Chất nào sau đây là amine bậc hai? A. CH 3 NHCH 3 . B. CH 3 CH 2 N(CH 3 ) 2 . C. CH 3 CH 2 NH 2 . D. CH 3 NH 2 . Câu 11: Chất nào sau đây gọi là xút ăn da ? A. Na 2 CO 3 . B. NaNO 3 . C. NaOH. D. NaHCO 3 . Câu 12: Phát biểu nào sau đây sai ? A. Kim loại có tính ánh kim là do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng mà con người nhìn thấy được. B. Kim loại có tính dẻo là nhờ lực hút tĩnh điện giữa các cation kim loại và các electron hoá trị tự do trong mạng tinh thể. C. Tungsten (vonfram) được dùng làm dây tóc bóng đèn vì là kim loại dẫn điện tốt nhất trong số các kim loại. D. Ở nhiệt độ phòng, các đơn chất kim loại ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể (trừ thuỷ ngân). Câu 13: Ethyl butyrate là ester có mùi thơm của dứa. Công thức của ethyl butyrate là : A. CH 3 CH 2 CH 2 COOCH 2 CH 3 . B. C 2 H 5 COOCH 2 CH 2 CH 2 CH 3 . C. CH 3 CH 2 COOCH 2 CH 3 . D. CH 3 CH=CHCOOCH 2 CH 3 . Câu 14: Kim loại nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường ? A. Na. B. Cu. C. Al. D. Fe. Câu 15: Một trong các phương pháp bảo vệ chống ăn mòn kim loại được sử dụng rộng rãi là phương pháp điện hoá. Trong phương pháp này, người ta nối hoặc cho kim loại cần bảo vệ tiếp xúc với kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn (kim loại hi sinh). Phát biểu nào sau đây sai ? A. Để bảo vệ vỏ tàu bằng thép, người ta gắn các lá kẽm vào phía ngoài vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển. B. Các electron chuyển từ kim loại hi sinh tới kim loại cần bảo vệ. C. Sắt bị gỉ nhanh hơn khi tiếp xúc với đồng trong không khí ẩm. D. Kim loại hi sinh luôn có thế điện cực chuẩn cao hơn kim loại cần được bảo vệ. Câu 16: Phản ứng nào sau đây được gọi là phản ứng xà phòng hoá ? A. H 2 NCH 2 COOH + NaOH → H 2 NCH 2 COONa + H 2 O. B. C 17 H 35 COONa + HCl → C 17 H 35 COOH + NaCl. C. CH 3 COOH + NaOH → CH 3 COONa + H 2 O. D. CH 3 COOC 2 H 5 + NaOH (t°) → CH 3 COONa + C 2 H 5 OH. Câu 17: Cho phản ứng: CH 3 -CH 2 -CH=O + HCN → CH 3 -CH 2 -CHOH-CN Cơ chế của phản ứng trên như sau :