PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9.docx

CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 MỤC LỤC MỤC LỤC CHUYÊN ĐỀ I. CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN 2 Chủ đề 1. Quy luật phân li 2 Chủ đề 2. Quy luật phân li độc lập 9 Chủ đề 3. Di truyền liên kết 15 Chủ đề 4. Thường biến 19 CHUYÊN ĐỀ II. NHIỄM SẮC THỂ 23 Chủ đề 1. Cấu tạo nhiễm sắc thể 23 Chủ đề 2. Phân bào 25 Chủ đề 3. Giao tử và thụ tinh 32 Chủ đề 4. Xác định giới tính 38 Chủ đề 5. Đột biến nhiễm sắc thể 42 CHUYÊN ĐỀ III. PHÂN TỬ 47 Chủ đề 1. ADN 47 Chủ đề 2. ARN 53 Chủ đề 3. Protein 58 Chủ đề 4. Đột biến gen 64 CHUYÊN ĐỀ IV. DI TRUYỀN NGƯỜI 69 CHUYÊN ĐỀ V. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN 75 CHUYÊN ĐỀ VI. SINH THÁI 83 Chủ đề 1. Môi trường - Sinh vật 83 Chủ đề 2. Quần thể 88 Chủ đề 3. Con người - Môi trường 94 CHUYÊN ĐỀ VII. ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA TỔNG HỢP THEO MỨC ĐỘ 101
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ I. CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN CHUYÊN ĐỀ I. CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN Chủ đề 1. Quy luật phân li A. Phương pháp giải 1. Phương pháp nghiên cứu    Phương pháp nghiên cứu của Men-đen được gọi là phương pháp phân tích thế hệ lai. Phương pháp này bao gồm các bước như sau:    - Tạo dòng thuần chủng trước khi nghiên cứu bằng cách cho các cây đậu dùng làm dạng bố, dạng mẹ tự thụ phấn liên tục để thu được các dòng thuần chủng.    - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của cặp bố mẹ đó.    - Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai, trên cơ sở đó xác định được bản chất của sự phân li tính trạng là do sự phân li, tổ hợp của các nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. Từ nhận thức này đã cho phép xây dựng được giả thiết giao tử thuần khiết.    - Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra các quy luật di truyền. 2. Một số khái niệm cơ bản Khái niệm Định nghĩa Tính trạng Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Ví dụ: tính trạng thân cao, hạt vàng, … ở cây Đậu Hà Lan. Cặp tính trạng tương phản Là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng. Ví dụ: hạt trơn – hạt nhăn; thân cao – thân thấp. Nhân tố di truyền Là yếu tố quy định các tính trạng của sinh vật. Giống (dòng) thuần chủng Là giống có đặc điểm di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. 3. Quy luật phân li a. Thí nghiệm    Men-đen cho lai hai cây Đậu Hà Lan thuần chủng có hoa trắng và hoa đỏ với nhau.    Thế hệ con lai F¬1 cho toàn cây có hoa đỏ. Tiếp tục cho F 1  tự thụ phấn thu được đời F 2  phân tính theo tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.    Do đó: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F 1  đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ còn F 2  có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn. Nội dung quy luật.    Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. b. Giải thích kết quả
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ I. CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN    - Để giải thích cho kết quả thí nghiệm, Menđen đề xuất giải thuyết Giao tử thuần khiết, trong đó: mỗi cặp tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định. Các nhân tố di truyền tồn tại độc lập với nhau và độc lập với nhau khi tạo giao tử.    - Menđen dùng các chữ cái để kí hiệu các nhân tố di truyền, trong đó chữ cái in hoa là nhân tố di truyền quy định tính trang trội, chữ cái in thường là nhân tố di truyền quy định tính trạng lặn.    - Menđen giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp của chúng trong thụ tinh.    - Sự phân li của cặp nhân tố di truyền ở F 1  đã tạo ra 2 loại giao tử có tỉ lệ ngang nhau là 1A:1a. Theo quy luật phân li, trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất. Sự tổ hợp lại của các giao tử này trong thụ tinh đã tạo ra tỉ lệ 1AA: 2Aa: 1aa ở F 2 c. Cơ sở di truyền học    - Trong tế bào lưỡng bội, NST tồn tại thành từ cặp tương đồng trên đó chứa cặp alen tương ứng.    - Sự phân li của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh đưa đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen alen. d. Điều kiện nghiệm đúng.    - Bố mẹ đem lai phải thuần chủng về tính trạng cần theo dõi.    - Một gen quy định một tính trạng, gen trội phải trội hoàn toàn.    - Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.    - Sự phân li nhiễm sắc thể như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử khi thụ tinh.    - Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau, sự biểu hiện của tính trạng phải hoàn toàn.    4. Phép lai phân tích    - Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.    5. Hiện tượng trội không hoàn toàn    - Một kết quả khác so với thí nghiệm của Menđen, con lai F 1  không mang 1 trong 2 tính trạng của bố hoặc mẹ mà mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP SINH HỌC 9 CHUYÊN ĐỀ I. CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN    - Ví dụ: ở cây hoa bướm, khi lai cây hoa trắng và cây hoa đỏ với nhau thu được con lai 100% hoa hồng còn F 2  phân tính theo tỉ lệ 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng: 1 hoa trắng. B. Bài tập tự luận Câu 1: Hãy nêu các điểm độc đáo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen. Trả lời    Phương pháp nghiên cứu của Menđen có các điểm độc đáo sau:    - Chọn các dòng thuần khác nhau bằng cách cho tự thụ phấn liên tiếp nhiều thế hệ dùng làm dạng bố mẹ đem lai.    - Theo dõi trước tiên kết quả di truyền của từng tính trạng qua vài thế hệ, trong đó thế hệ cây lai F 1  sinh ra do giao phấn giữa hai dạng bố mẹ thuần chủng khác nhau, còn thế hệ cây lai F 2  sinh ra từ sự tự thụ phấn của F 1 , rồi sau đó mới tiến hành nghiên cứu sự di truyền đồng thời của hai hoặc nhiều tính trạng.    - Khái quát và lí giải các kết quả thí nghiệm thu được bằng toán thống kê và xác suất.    - Kiểm tra lại một cách cẩn thận các giả thuyết bằng các phép lai thuận nghịch và lai phân tích. Câu 2: Những điểm mới trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen Trả lời    1. Chọn đối tượng nghiên cứu nhiều thuận lợi.    Menđen đã chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu có 3 thuận lợi cơ bản:    - Thời gian sinh trưởng ngắn trong vòng 1 năm.    - Cây đậu Hà Lan có khả năng tự thụ phấn cao nên tránh được sự tạp giao trong lai giống.    - Có nhiều tính trạng đối lập và tính trạng đơn gen.    2. Đề xuất phương pháp phân tích cơ thể lai gồm 4 nội dung cơ bản:    - Tạo dòng thuần chủng trước khi nghiên cứu bằng cách cho tự thụ phấn nhiều đời.    - Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi các đời con cháu, phân tích di truyền chung của nhiều tính trạng.    - Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai, trên cơ sở đó xác định được bản chất của sự phân li, tổ hợp của các nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. Từ nhận thức này đã cho phép xây dựng được giả thiết giao tử thuần khiết.    - Dùng toán thống kê và lý thuyết xác suất để phân tích quy luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ sau. Câu 3: Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng phương pháp nào để xác định một cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp hay dị hợp. Trả lời    Nếu không dùng phép lai phân tích có thể xác định được 1 cá thể có kiểu hình trội có phải kiểu gen đồng hợp hay không nhờ vào tự thụ phấn.    - Nếu kết quả phép lai thu được là đồng tính thì cơ thể đem lai là đồng hợp.    - Nếu kết quả phép lai thu được là phân tính theo tỉ lể 3:1 thì cơ thể đem lai là dị hợp. Câu 4: So sánh trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn trong lai 1 cặp tính trạng? Trả lời

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.