Content text 126. Hoằng Hóa 3 - Thanh Hóa (Thi thử Tốt Nghiệp THPT môn Vật Lí 2025).docx
Câu 14: Một lượng khí lí tưởng thực hiện quá trình biến đổi trạng thái được biểu diễn trong hệ tọa độ (p,V) bằng một nhánh của đường hypebol như hình vẽ. Giá trị của x trong hình vẽ là A. 30,510 . B. 0,5 . C. 34,5.10 . D. 4,5 . Câu 15: Một máy biến áp lí tưởng có hai cuộn dây 1D và 2D . Khi mắc hai đầu cuộn 1D vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu của cuộn 2D để hở có giá trị là 8 V . Khi mắc hai đầu cuộn 2D vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu của cuộn 1D để hở có giá trị là 2 V . Giá trị U bằng bao nhiêu V ? A. 5 V . B. 4 V . C. 2 V . D. 3 V . Câu 16: Khi nói về sóng điện từ, nhận xét nào sau đây là sai? A. Sóng điện từ dùng trong thông tin truyền thông là sóng vô tuyến. B. Sóng điện từ truyền được trong các môi trường kể cả chân không. C. Các thành phần điện trường và từ trường biến thiên vuông pha. D. Các thành phần điện trường và từ trường biến thiên cùng tần số. Câu 17: Gọi p,V và T lần lượt là áp suất, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối của một khối khí lí tưởng xác định. Công thức nào sau đây mô tả đúng định luật Charles? A. VT hằng số. B. V T hằng số. C. p T hằng số. D. pV hằng số. Câu 18: Cho các phát biểu sau: a) Một chất lỏng ở bất kì nhiệt độ nào cũng chứa những phân tử có động năng đủ lớn để thắng lực hút của các phân tử xung quanh, thoát ra khỏi mặt thoáng chất lỏng. b) Muốn thành hơi, các phân tử phải sinh công để thắng lực hút giữa các phân tử còn lại có xu hướng kéo chúng trở lại chất lỏng. c) Hiện tượng các phân tử chất lỏng thoát ra khỏi chất lỏng, tạo thành hơi được gọi là sự ngưng tụ. d) Đồng thời với sự bay hơi còn xảy ra hiện tượng ngưng tụ, một số phân tử hơi ở gần mặt thoáng đi ngược trở lại vào trong lòng chất lỏng. e) Khác với sự bay hơi, sự sôi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi chi xảy ra bên trong lòng chất lỏng. Số phát biểu đúng là A. 5 . B. 2 . C. 4 . D. 3 . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Hình vẽ là sơ đồ bố trí thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước. Một học sinh làm thí nghiệm với 150 g nước, nhiệt độ ban đầu là 32C . Số chỉ vôn kế và ampe kế lần lượt là 3,20 V và 2,50 A. Sau khoảng thời gian 2 phút 37 giây thì nhiệt độ của nước là 34C . Bỏ qua nhiệt lượng mà bình nhiệt lượng kế và đũa khuấy thu vào; bỏ qua nhiệt lượng dây nung tỏa ra môi trường không khí. a) Trong quá trình làm thí nghiệm, học sinh dùng đũa khuấy khuấy nước nhẹ nhàng và liên tục để nhiệt lượng nước tỏa ra môi trường xung quanh một cách đều đặn. b) Nhiệt lượng Q tỏa ra trên dây nung được xác định bằng biểu thức QU . I. t. c) Nhiệt lượng nước cần thu vào để nhiệt độ tăng thêm ()TK là ..QmcT . d) Nhiệt dung riêng của nước thu được từ thí nghiệm trên (làm tròn đến hàng đơn vị) xấp xỉ bằng 4200 J/(kg.K) .