PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - GV.docx



B. Bảo tồn đa dạng sinh học. C. Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản D. Sử dụng biện pháp sinh học trong nông nghiệp Hướng dẫn giải Đáp án C Hoạt động của con người không nhằm giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái là: Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản vì khoáng sản là tài nguyên hữu hạn Câu 19. Khi nói về quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sai? A. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống B. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học. C. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh. D. Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên. Hướng dẫn giải Đáp án C Tài nguyên tại sinh hoặc tài nguyên không tái sinh cần phải khai thác một cách hợp lí, khai thác một tài nguyên nào đó cách triệt để sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đó và nó không phù hợp với nội dung phát triển bền vững Câu 20. Làm giàu đa dạng sinh học là biện pháp sử dụng (1) để bổ sung, làm tăng các yếu tố (2) cho hệ sinh thái. Vị trí (1) và (2) tương ứng là A. (1) vi sinh vật, (2) cần thiết. B. (1) vi sinh vật, (2) dinh dưỡng. C. (1) sinh vật, (2) cần thiết. D. (1) sinh vật, (2) dinh dưỡng. Câu 21. Tác nhân không gây ô nhiễm môi trường A. các khí thải do hoạt động của nền công nghiệp. B. hoạt động của nền nông nghiệp sinh thái. C. các chất thải sinh hoạt. D. công nghiệp quốc phòng và các hoạt động chiến tranh. Câu 22. Nguyên nhân không gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật là A. khai thác quá mức nguồn lợi sinh vật. B. hủy diệt nơi sống và các hệ sinh thái. C. môi trường suy giảm do các hoạt động của con người. D. phát triển quá mức các hệ sinh thái nhân tạo. Câu 23. Nhóm tài nguyên vĩnh cửu bao gồm: A. Năng lượng mặt trời, địa nhiệt, thủy triều. B. Đất, nước, sinh vật. C. Khoáng sản, phi khoáng sản. D. Sinh vật, gió, thủy triều. Hướng dẫn giải Đáp án A -A. Năng lượng mặt trời, địa nhiệt, thủy nhiệt là các năng lượng vĩnh cửu. -B. Sai, đất, nước, sinh vật là tài nguyên tái sinh. -C. Sai, khoáng sản, phi khoáng sản là tài nguyên không tái sinh. -D. Sai, sinh vật là tài nguyên tái sinh. Gió và thủy triều là năng lượng vĩnh cửu. Câu 24. Những nguyên nhân nào gây nên sự suy giảm cuộc sống con người? I. Hiện tượng Elnino và hiện tượng Lanina. II. Sự bất công trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. III. Khai thác các hệ sinh thái một cách không bền vững. IV. Sự gia tăng dân số ngày một nhanh, gây sức ép ngày càng lớn lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường. A. I, III và IV. B. I, II và III. C. II, III và IV. D. I, II, III và IV. Câu 25. Năm 2005, ít nhất 10 con gấu xám Bắc Mĩ trong hệ sinh thái Yellowstone đã bị giết do tiếp xúc với con người. Nguyên nhân những cái chết này là do: va chạm với ô tô, thợ săn nổ súng khi bị một con gấu xám cái tấn công với đàn con gần đó và các nhà quản lí khu bảo tồn giết chết những con gấu tấn công gia súc liên tục. Biện pháp nào sau đây phù hợp để thực hiện bảo tồn loài gấu ở khu vực này bằng cách giảm thiểu những va chạm giữa gấu và con người? A. Quy định giới hạn tốc độ phương tiện giao thông trên đường trong khu vực vườn quốc gia. B. Ngăn cấm không cho con người đến khu vực này. C. Quy định thời gian và địa điểm các mùa săn bắn. D. Cấm săn bắn trên toàn khu bảo tồn.
Câu 26. Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và E. Sinh khối ở một bậc là: A = 400 kg/ha; B = 500 kg/ha; С = 4000 kg/ha; D = 60 kg/ha; E = 4 kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự như sau: Hệ sinh thái 1: А В C E. Hệ sinh thái 2: A В D E. Hệ sinh thái 3: С A B E.Hệ sinh thái 4: С A D E. Trong các hệ sinh thái trên, hệ sinh thái nào không tồn tại? A. Hệ sinh thái 1. B. Hệ sinh thái 2. C. Hệ sinh thái 3. D. Hệ sinh thái 4. Hướng dẫn giải Đáp án A. - Hệ sinh thái 1 có sinh khối của sinh vật sản xuất nhỏ hơn nhiều lần sinh vật tiêu thụ bậc 2 do đó không tồn tại. - Hệ sinh thái 2 có thể tồn tại trong thời gian ngắn, là hệ sinh thái thủy sinh. - Hệ sinh thái 3 là hệ sinh thái bền vững do có sinh khối sinh vật sản xuất lớn. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 có nhiều loại rộng thực. - Hệ sinh thái 4 là hệ sinh thái bền vững do có hình tháp sinh thái cơ bản, sinh khối sinh vật sản xuất lớn. Câu 27. Đâu là vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống? (1) Xây dựng các biện pháp bảo vệ sử đa dạng sinh học (2) Xây dựng các mô hình sinh thái để bảo vệ và khôi phục môi trường sống (3) Xây dựng các bộ luật về bảo vệ đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên (4) Xây dựng các công trình nghiên cứu về di truyền, tế bào được áp dụng trong nhân giống, bảo toàn nguồn gene quý hiếm của các loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. (5) Xây dựng các biện pháp ứng phí với biến đổi khí hậu. A. (1), (2), (4) B. (1), (3), (5) C. (2), (4), (5) D. (2), (3), (4) Hướng dẫn giải Đáp án A Ý 1, 2, 4 là vai trò của sinh học trong phát triển bền vững môi trường sống. Câu 28. Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm, cần ngăn chặn bao nhiêu hành động sau đây? (1) Khai thác thuỷ, hải sản vượt quá mức cho phép (2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng. (3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã. (4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã. (5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm: mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,... A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Hướng dẫn giải Đáp án C Các hành động cần ngăn chặn để bảo vệ các loài quý hiếm là: (1),(3),(5) Câu 29. Trong các biện pháp sau đây, có bao nhiêu biện pháp giúp bổ sung hàm lượng đạm trong đất? (1) Trồng xen canh các loài cây họ Đậu. (2) Bón phân vi sinh có khả năng cố định nitơ trong không khí. (3) Bón phân đạm hóa học. (4) Bón phân hữu cơ. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Hướng dẫn giải Đáp án D Cả 4 biện pháp trên đều bổ sung hàm lượng đạm trong đất. Câu 30. Có bao nhiêu biện pháp để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển? (1) Khai thác hợp lý và kết hợp với bảo vệ các loài sinh vật (2) Tập trung khai thác các loài sinh vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao (3) Bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ như: rừng ngập mặn, san hồ, đầm đá, bãi ngập triều (4) Bảo vệ môi trường biển bằng cách hạn chế ô nhiễm dầu, rác thải, thuốc trừ sâu… A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Hướng dẫn giải Đáp án A

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.