Content text Từ khóa - từ khoá lịch sử 12 2.pdf
TỪ KHÓA GHI NHỚ NHANH CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 11 CHỦ ĐỀ 1. KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1884) (= Bài 19 SGK Lịch sử 11) TT Câu dẫn Đáp án 1. Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu 2. Chính sách của nhà Nguyễn tạo cớ cho thực dân Pháp xâm lược cấm đạo, giết đạo 3. Nơi đầu tiên liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Sơn Trà (Đà Nẵng) 4. Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo quân đội triều đình chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất Nguyễn Tri Phương 5. Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo quân đội triều đình chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai Hoàng Diệu. 6. 1874, nhà Nguyễn đã kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất 7. 25/8/1883, nhà Nguyễn đã kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng 8. 06/6/1884, nhà Nguyễn đã kí với Pháp Hiệp ước Patơnốt 9. Theo Hiệp ước Hácmăng - Nam Kì là xứ thuộc địa - Bắc Kì là đất bảo hộ - Trung Kì do triều đình quản lí 10. Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công, thị trường 11. Đặc điểm nổi bật của cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1873 – 1884 kết hợp nhiệm vụ chống xâm lược và chống phong kiến đầu hàng 12. Đến năm 1884, Việt Nam đã trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến 13. Điểm khác biệt căn bản về tinh thần chống Pháp của nhân dân ta với triều đình nhà Nguyễn (1858 – 1884) kiên quyết đánh đến cùng, không chịu sự chi phối của triều đình 14. Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào chống Pháp xâm lược 1858 đến 1884 khởi nghĩa vũ trang 15. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc Việt Nam bị mất nước cuối thế kỉ XIX chính sách sai lầm của triều đình nhà Nguyễn 16. Thực dân Pháp phải mất 26 năm mới hoàn thành xâm lược Việt Nam vì cuộc kháng chiến quyết liệt, bền bỉ của nhân dân CHỦ ĐỀ 2. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP THEO KHUYNH HƯỚNG PHONG KIẾN CUỐI THẾ KỈ XIX (1885 – 1896) (Phong trào Cần vương) 17. Người đứng đầu phái chủ chiến của triều đình Huế Tôn Thất Thuyết 18. PT Cần vương diễn ra khi Pháp đã hoàn thành xâm lược toàn bộ VN 19. Cơ sở để phái chủ chiến tổ chức cuộc phản công quân Pháp và phát động phong trào Cần vương sự ủng hộ của bộ phận quan lại chủ chiến và đông đảo nhân dân 20. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần vương tinh thần yêu nước Tài liệu được sưu tầm miễn phí, nghiêm cấm sử dụng tài liệu kiếm lợi nhuận Fanpage: Luyện Thi THPT Quốc Gia - Tài Liệu Ôn 10 11 12 | 1
21. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần vương cuộc phản công quân Pháp của phe chủ chiến thất bại 22. Mục tiêu của phong trào Cần vương chống Pháp, khôi phục quốc gia phong kiến độc lập 23. Giai đoạn thứ nhất (1885 – 1888) có đặc điểm phát triển theo chiều rộng 24. Giai đoạn thứ hai (1888 – 1896) có đặc điểm phát triển theo chiều sâu 25. Địa bàn chủ yếu Bắc Kì và Trung Kì 26. Hình thức đấu tranh chủ yếu khởi nghĩa vũ trang 27. Người lãnh đạo KN Bãi Sậy Nguyễn Thiện Thuật 28. Chỉ huy KN Ba Đình Phạm Bành, Đinh Công Tráng 29. Người lãnh đạo KN Hương Khê Phan Đình Phùng 30. Thủ lĩnh tối cao của KN Yên Thế từ năm 1893 Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) 31. Căn cứ của KN Bãi Sậy Bãi Sậy (Hưng Yên), Hai Sông (Hải Dương) 32. Căn cứ của KN Ba Đình 3 làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Nga Sơn, Thanh Hóa) 33. Quy mô của KN Hương Khê 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình 34. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong PT Cần vương KN Hương Khê 35. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của phong trào Cần vương thiếu giai cấp lãnh đạo tiên tiến, thiếu đường lối đúng đắn 36. Tính chất của phong trào Cần vương phong trào yêu nước dưới ngọn cờ phong kiến 37. Minh chứng rõ rệt cho phong trào Cần vương (1885 – 1896) mang tính dân tộc sâu sắc: - đông đảo nhân dân tham gia - chống lại kẻ thù của dân tộc - làm chậm quá trình bình định VN của Pháp 38. Điểm chung và cũng là ưu điểm lớn nhất của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ 19 xác định đúng đối tượng đấu tranh là thực dân Pháp 39. Thất bại của phong trào Cần vương chứng tỏ độc lập dân tộc không thể gắn liền với chế độ phong kiến (= ngọn cờ PK ko thể cứu nước) 40. Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ KN Yên Thế chống lại chính sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp lên vùng Yên Thế 41. Tính chất của KN Yên Thế PT vũ trang tự động của nông dân CHỦ ĐỀ 3. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP THEO KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN (TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN 1918) 42. Tầng lớp xã hội mới xuất hiện cùng với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (1897 – 1914) tư sản, tiểu tư sản 43. Giai cấp xã hội mới ra đời cùng với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất công nhân 44. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội VN trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tạo điều kiện cho sự hình thành khuynh hướng cứu nước mới 45. Đường lối cứu nước (xu hướng) của Phan Bội Châu là dùng bạo lực giành độc lập 46. Tôn chỉ của Việt Nam Quang phục hội là “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân Tài liệu được sưu tầm miễn phí, nghiêm cấm sử dụng tài liệu kiếm lợi nhuận Fanpage: Luyện Thi THPT Quốc Gia - Tài Liệu Ôn 10 11 12 | 2