Content text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐA BỘI DỊ ĐA BỘI - HS.Image.Marked.pdf
ĐỘT BIẾN ĐA BỘI VÀ DỊ ĐA BỘI PHẦN I – CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n. Cây tứ bội được phát sinh từ loài này có bộ NST là A. 4n. B.n. C. 2n. D. 3n. Câu 2. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Thể tam bội của loài này có số lượng nhiễm sắc thể là A. 36. B. 72. C. 12. D. 25. Câu 3. Ở lúa có bộ NST 2n = 24. Tế bào nào sau đây là thể tứ bội? A. Tế bào có 25 NST. B. Tế bào có 48 NST C. Tế bào có 36 NST. D. Tế bào có 23 NST. Câu 4. Theo lý thuyết phương pháp gây đột biến tự đa bội, từ các tế bào thực vật có kiểu gen AA, Aa, aa không tạo ra được tế bào tứ bội có kiểu gen nào sau đây?. A. AAAa B. AAAA C. AAaa D. aaaa Câu 5. Một số trường hợp đột biến số lượng NST có thể tạo nên giống mới có khả năng sinh sản hữu tính là A. tự đa bội; dị đa bội. B. đa bội chẵn; dị đa bội. C. lệch bội; tự đa bội. D. đa bội chẵn; tự đa bội. Câu 6. Cây dưa hấu tam bội có số NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng là A. 2n +1. B. 4n. C. 3n. D. 2n-1. Câu 7. Sử dụng colchicin để gây đột biến đa bội hóa thì phải tác động vào pha nào của chu kì tế bào? A. Pha S. B. Pha G1. C. Pha G2. D. Pha M. Câu 8. Hình bên mô tả cơ chế hình thành thể đột biến đa bội từ tế bào lưỡng bội 2n ban đầu, thể đột biến A là A. thể dị đa bội. B. thể lưỡng bội. C. thể tam bội. D. thể tứ bội Câu 9. Từ sơ đồ kiểu nhân sau, dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể đã xảy ra là Kiểu nhân bình thường 2n Kiểu nhân đột biến A. thể một kép. B. thể ba kép. C. thể tam bội. D. thể tứ bội. Câu 10. Từ sơ đồ kiểu nhân sau, dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể đã xảy ra là Kiểu nhân bình thường 2n Kiểu nhân đột biến