PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ 2.docx

ĐỀ 2 làm chiều thứ 3/26/3/2024 PHẦN TRẮC NGHIÊM  Câu 1. Các đô thị cổ đại phương Đông thường hình thành ở đâu? A. Trên các bán đảo và đảo ven biển. B. Lưu vực các dòng sông lớn. C. Vùng trung du. D. Vùng cao nguyên. Câu 2. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân phương Đông là A. nông nghiệp. B. buôn bán. C. chăn nuôi du mục. D. đánh bắt hải sản. Câu 3. Ý nào không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự định cư đầu tiên củacư dân phương Đông cổ đại? A. Đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ. B. Nguồn nước tưới dồi dào. C. Tài nguyên khoáng sản phong phú. D. Địa hình bằng phẳng, dễ canh tác. Câu 4. Ý nào không phản ánh đúng vai trò của các đô thị Cổ đại phương Đông? A. Là trung tâm hành chính. B. Là đầu mối kinh tế. C. Là đầu mối giao thông. D. Là trung tâm sản xuất công nghiệp. Câu 5. Điều kiện tự nhiên quan trọng nhất đối với sự hình thành các đô thị ở Hy Lạpvà La Mã cổ đại là gì? A. Có nhiều vùng, vịnh thuận lợi cho việc thành lập những hải cảng. B. Đất đai tơi xốp, màu mỡ do phù sa của các con sông lớn bồi tụ. C. Có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn. D.Ở lưu vực các dòng sông lớn nên nguồn nước tưới dồi dào. Câu 6. Ý nào không trả lời cho câu hỏi “Các đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại cóvai trò như thế nào đối với sự phát triển của các nền văn minh”? A. Là trung tâm buôn bán nô lệ. B. Là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước. C. Đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh. D. Là quê hương của nhiều thành tựu văn học, nghệ thuật, triết học,. Câu 7. Điểm khác biệt quan trọng giữa các đô thị Hy Lạp và La Mã với các đô thị Cổ đạiphương Đông là A. hoạt động buôn bán phát triển. B. thường lấy một hải cảng làm trung tâm. C. cư dân đông đúc. D. sản xuất thủ công nghiệp là một trong những hoạt động kinh tế chủ đạo. Câu 8. Từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện A. những tiền đề của nền kinh tế hàng hoá. B. những công trường thủ công. C. những công ty thương mại lớn. D. những hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Câu 9. Hình thức tổ chức nghề nghiệp của các thương nhân trong các đô thịchâu Âu trung đại là A. phường hội. B. Công trường thủ công. C. thương hội D. Cục Bách tác. Câu 10. Giới thương nhân có vai trò rất lớn trong các thành thị trung đại, ngoại trừ việc A. thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển. B. đòi hỏi phải xây dựng nền văn hoá mới tiên tiến. C. đấu tranh chống sự áp bức của các lãnh chúa. D. đấu tranh đòi quyền tự do cho nông nô. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: (2 điểm). Nêu tác động của các cuộc cách mạng tư sản đối với sự phát triển của thế giới. Câu 2: (3 điểm). Em hiểu thế nào là “Cách mạng tư sản”? Nêu hình thức đấu tranh của các cuộc CMTS thế kỷ XVI- XVIII? Câu 3: (3 điểm). So sánh điểm giống và khác nhau của các cuộc CMTS thời cận đại?
Câu 4: (4 điểm) Vì sao cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc "đại cách mạng"?  Câu 5: (3 điểm) Qua tìm hiểu Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) sách Kết nối tri thức em hãy nêu những điểm giống và khác nhau về chính sách đối ngoại của các nước đế quốc Âu - Mỹ khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Câu 6. (3 điểm)  Đọc các đoạn tư liệu dưới đây và dựa vào kiến thức đã học, em hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn trong các thế kỉ XVII – XVIII? Những việc làm đó có ý nghĩa gì? Tư liệu. Bãi Cát Vàng (quần đảo Hoàng Sa) dài khoảng 400 dặm, rộng 20 dặm... Họ Nguyễn, mỗi năm vào cuối mùa đông, cử 18 chiếc thuyền đến đó lấy hàng hoá. (Theo Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 40) Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên. (Theo Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1987, tr. 155) ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A C D A A B A C D PHẦN TỰ LUẬN Nội dung trả lời Điểm 1 Nêu tác động của các cuộc cách mạng tư sản đối với sự phát triển của thế giới. * Tác động tích cực: - Cách mạng tư sản đã thủ tiêu chế độ phong kiến lỗi thời, xác lập được quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy nền kinh tế các nước phát triển nhanh… 0, 5 - Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản có sức ảnh hưởng rộng rãi với các nước trên thế giới, tạo ra nền dân chủ và các thể chế dân chủ, từ đó con người sáng tạo ra những thành tựu vĩ đại, chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp… 0, 5 * Tác động hạn chế: -Các cuộc cách mạng tư sản đều không triệt để, không giải quyết được triệt để vấn đề ruộng đất cho nông dân; chỉ mang quyền lợi chủ yếu cho giai cấp tư sản, quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị thu hẹp.. 0, 5 - Hạn chế lớn nhất của các cuộc cách mạng tư sản là nó chỉ xác lập hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác, quần chúng là người làm nên cách mạng nhưng không được hưởng quyền lợi gì. 0, 5 2 Em hiểu thế nào là “Cách mạng tư sản”? Nêu hình thức đấu tranh của các cuộc CMTS thế kỷ XVI- XVIII? * Cách mạng tư sản là: cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo (có nơi liên kết với quý tộc mới - quý tộc tư sản hoá), nhằm đánh đổ chế độ phong kiến lỗi thời, đem quyền lợi lại cho giai cấp tư sản, tạo tiền đề cho quan trọng cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. 1 * Hình thức đấu tranh: - Chiến tranh giải phóng dân tộc: Cách mạng tư sản Hà Lan TK XVI; Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. - Nội chiến: Cách mạng tư sản Anh TK XVII; Cách mạng tư sản Pháp cuối TK 2
XVIII. 3 So sánh điểm giống và khác nhau của các cuộc CMTS thời cận đại? * Giống nhau:  - Nguyên nhân dẫn đến cách mạng : Do sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa, mẫu thuẫn giữa các giai cấp tư sản, nông dân,.. với chế độ phong kiến hoặc giữa các tâng lớp nhân dân ở thuộc địa với chính quốc,.. ngày càng gay gắt. - Lãnh đạo cách mạng: giai cấp tư sản, có nơi là tư sản liên minh với quý tộc mới. - Lực lượng cách mạng: đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. - Nhiệm vụ: xoá bỏ những cản trở của chế độ phong kiến, chế độ thực dân,.. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Kết quả: đều dành thắng lợi, đưa giai cấp tư sản hoặc liên minh tư sản - quý tộc tư sản hoá lên nắm quyền, tạo tiền đề cho quan trọng cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhiều nước chuyển qua giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 * Khác nhau: về hình thức: nội chiến hoặc giải phóng dân tộc, cải cách thống nhất đất nước. 1 4 CM TS Pháp được coi là cuộc đại cách mạng vì: - Có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân mà trước tiên là nông dân. Đây chính là lực lượng quyết định thúc đẩy cách mạng phát triển đi lên … - Cách mạng đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, đưa Lu-i XVI lên máy chém, thiết lập nền cộng hòa với bản Tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền nổi tiếng. - Cách mạng đã thực hiện những biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng và giải quyết những yêu cầu của nhân dân. Ví dụ: Đất công xã mà quý tộc phong kiến chiếm đoạt, được lấy chia cho nông dân …  - Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho CNTB phát triển … - Có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thé giới, làm lung lay tận gốc rễ chế độ phong kiến ở Châu Âu. Nó được ví như "cái chổi khổng lồ" quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến Châu Âu 0,5 1 1 1 0,5 5 Những điểm giống và khác nhau về chính sách đối ngoại của các nước đế quốc Âu - Mỹ khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. a) Giống nhau: các nước đế quốc đều thi hành chính sách mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa. Chính sách đối ngoại này đã dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc, từ đó hình thành hai khối quân sự đối đầu, làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). 1 b) Khác nhau: - Nước Anh ưu tiên hàng đầu cho mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa. Năm 1914, Anh có hệ thống thuộc địa trải rộng khắp thế giới với hơn 33 triệu km. Vì vậy, Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”. 0,5 - Nước Pháp chú trọng cho các nước tư bản chậm phát triển vay lãi, do vậy Lê- nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”. 0,5 - Nước Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc khi phần lớn đất đai trên thế giới đã bị các đế quốc khác phân chia, nên Đức muốn dùng vũ lực chia lại. Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”. 0,5 - Tư bản Mỹ đang trên đà phát triển nên rất khao khát thị trường, thuộc địa, đã gây chiến tranh với Tây Ban Nha để chiếm Cu-ba và Phi-lip-pin,... 0,5 6 Mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn trong các thế kỉ XVII - XVIII. - Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn được thực hiện
có tổ chức, có hệ thống, liên tục thông qua việc thành lập và hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải. - Biện pháp: lập 2 đội dân binh độc đáo là đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải với nhiệm vụ: đi đến Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều đảo khác khai thác tài nguyên biển (thu lượm hàng hoá của các con tàu bị đắm và các hải sản quý); kiểm soát, quản lí biển, đảo. - Chính sách: cấp giấy, miễn tiền sưu, tiền tuần đò, cử 18 thuyền/cho đi thuyền câu nhỏ đến Hoàng Sa/Trường Sa và nhiều đảo khác. Ý nghĩa: Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của các đội dân binh này trong suốt các thế kỉ XVII-XVIII đã khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đọc đoạn tư liệu sau đây và trả lời các câu hỏi: “cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy. Ở đấy tha hồ bắt chim bắt cá mà ăn. Lấy được hoả vật của tàu, như là gươm ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối thiếc, khối chì, súng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiến, cùng là kiếm lượm vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân rất nhiều. Đến kì tháng 8 thì về”. (Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2007, tr.155) a) Nêu những hoạt động của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải. b) Trình bày ý nghĩa của những hoạt động đó đối với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa Lời giải: ♦ Yêu cầu a) Những hoạt động của các đội Hoàng Sa và Bắc Hải: khai thác sản vật (chim, cá, đồi mồi, hải sâm,...); thu lượm đồ của tàu bị đắm (vũ khí, kim loại, đồ sứ,...) ♦ Yêu cầu b) Ý nghĩa của những hoạt động trên: khẳng định việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, đặt cơ sở lịch sử để thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này Vì sao nói: Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1799) là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình và triệt để nhất? ♦ Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1799) là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình và triệt để nhất, vì: - Cách mạng tư sản Pháp đã giải quyết triệt để những nhiệm vụ dân tộc và dân chủ đặt ra cho nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII, cụ thể là: + Nhiệm vụ dân tộc: Thống nhất lãnh thổ, hình thành thị trường dân tộc thống nhất, qua đó để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa; đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng. + Nhiệm vụ dân chủ: xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân. - Thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp không chỉ đưa đến những thay đổi sâu rộng trong phạm vi nước Pháp mà còn để lại dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử châu Âu (nói riêng) và nhân loại (nói chung). Ví dụ như: + Những tư tưởng tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp đã được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nơi trên thế giới, làm cho thế kỉ XVIII đi vào lịch sử với tên gọi “thế kỉ Ánh sáng”.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.