Content text 47. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Hóa Học - Sở GDĐT Ninh Bình (Lần 2).docx
Trang 2/4 – Mã đề 039 Câu 11: X là kim loại có tính cứng lớn nhất trong các kim loại nên được mạ bên ngoài các sản phẩm để bảo vệ sản phẩm và hạn chế sự mài mòn (như hình bên). X là kim loại nào sau đây? A. W. B. Cr. C. Os. D. Cs. Câu 12: Những polymer nào sau đây thuộc loại polymer thiên nhiên? A. Tơ tằm, tinh bột và cellulose. B. Tơ capron, tinh bột, cellulose. C. Tơ capron, polystyrene, tinh bột và cellulose. D. Tơ capron, polystyrene. Câu 13: Phản ứng của ethylene với HBr tuân theo cơ chế A. thế electrophile. B. cộng electrophile. C. cộng nucleophile. D. thế nucleophile. Câu 14: Cho hợp chất thơm m-HO-C 6 H 4 -CH 2 OH tác dụng với dung dịch NaOH dư. Sản phẩm hữu cơ tạo ra là A. m-HO-C 6 H 4 -CH 2 ONa. B. m-NaO-C 6 H 4 -CH 2 OH. C. m-NaO-C 6 H 4 -CH 2 ONa. D. p-NaO-C 6 H 4 -CH 2 OH. Câu 15: Khi thay thế một nguyên tử hydrogen trong ammonia bằng một gốc hydrocarbon ta thu được hợp chất amine bậc mấy? A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 16: Cho biết số thứ tự của Mg trong bảng tuần hoàn là 12. Vị trí của Mg trong bảng tuần hoàn là A. chu kì 3, nhóm IIA. B. chu kì 2, nhóm IIB. C. chu kì 3, nhóm IIIA. D. chu kì 3, nhóm IIIB. Câu 17: Quá trình đốt cháy ethanol diễn ra theo phản ứng: C 2 H 5 OH(l) + 3O 2 (g) → 2CO 2 (g) + 3H 2 O(l) Cho các giá trị năng lượng liên kết sau: E C–C = 347 kJ/mol; E O=O = 496 kJ/mol; E C–O = 336 kJ/mol; E C–H = 410 kJ/mol; E C=O = 805 kJ/mol; E O–H = 465 kJ/mol. Giá trị Δ r của phản ứng trên là A. –1324 kJ. B. 1324 kJ. C. –1671 kJ. D. 1671 kJ. Câu 18: Trong định nghĩa về liên kết kim loại: “Liên kết kim loại là liên kết hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron hóa trị.(1). với các ion.(2). kim loại ở các nút mạng”. Các từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là A. hoá trị, âm. B. ngoài cùng, dương. C. tự do, dương. D. hoá trị, lưỡng cực. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19: Trên thế giới, zinc (kẽm) được sản xuất chủ yếu từ quặng zinc blende có thành phần chính là ZnS. Một nhà máy luyện kim sản xuất Zn từ 60 tấn quặng zinc blend (chứa 80% ZnS về khối lượng, còn lại là tạp chất không chứa kẽm) với hiệu suất cả quá trình đạt 90% theo các giai đoạn: + Đốt quặng zinc blende: 2ZnS(s) + 3O 2 (g) → 2ZnO(s) + 2SO 2 (g) (1) + Khử zinc oxide ở nhiệt độ cao bằng than cốc: ZnO(s) + C(s) → Zn(g) + CO(g) (2) Toàn bộ lượng kẽm tạo ra được đúc thành k thanh kẽm hình hộp chữ nhật: chiều dài 120 cm, chiều rộng 25 cm và chiều cao 15 cm. Biết khối lượng riêng của kẽm là 7,14 g/cm³.