Content text Bài 17. ÁP SUẤT TRONG CHẤT LỎNG VÀ TRONG CHẤT KHÍ - HS.docx
Hình. Cấu tạo của tai – Giác mút Hình. Giác mút – Bình xịt nước Hình. Bình xịt
BÀI TẬP Phần I. Trắc nghiệm Câu 1. Công thức tính áp suất chất lỏng là A. p = d.S. B. p = d.h. C. p = d.V. D. p = V.h. Câu 3. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc A. khối lượng lớp chất lỏng phía trên. B. trọng lượng lớp chất lỏng phía trên. C. thể tích lớp chất lỏng phía trên. D. độ cao lớp chất lỏng phía trên. Câu 5. Khi nói về bình thông nhau, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Bình thông nhau là bình có 2 hoặc nhiều nhánh thông nhau. B. Tiết diện của các nhánh bình thông nhau phải bằng nhau. C. Trong bình thông nhau có thể chứa 1 hoặc nhiều chất lỏng khác nhau. D. Trong bình thông nhau chứa cùng 1 chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng 1 độ cao. Câu 6. Khi nói về bình thông nhau, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, lượng chất lỏng ở hai nhánh luôn khác nhau. B. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, không tồn tại áp suất của chất lỏng. C. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở hai nhánh có thể khác nhau. D. Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở hai nhánh luôn có cùng một độ cao. Câu 7. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu ta đánh rới một hộp đồ xuống đáy biển có độ sâu 320m? Biết áp suất tác dụng lên thành trong của một hộp đồ hộp chưa mở là 780 mmHg, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136 000 N/m 3 , của nước biển là 10 300 N/m 3 . A. Hộp bị bẹp lại. B. Hộp nở phồng lên. C. Hộp không bị làm sao. D. Hộp bị bật nắp. Câu 8. Trong 4 bình dưới đây, bình nào có áp suất của nước lên đáy bình lớn nhất? A. Bình 1. B. Bình 2. C. Bình 3. D. Bình 4. Câu 9. Trong 4 bình dưới đây, bình nào có áp suất của nước lên đáy bình nhỏ nhất?