Content text Chuyên Đề 3 - DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC-DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI-P2.docx
Tên Chuyên Đề: Dãy hoạt động hoá học của kim loại và dãy điện hoá. Tăng giảm khối lượng Phần A: Lí Thuyết 1. Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì? - Dãy hoạt động hóa học của kim loại là dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học của chúng. - Dãy hoạt động hóa học của kim loại. K Ba Ca Na Mg Al Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au Tan trong nước ở nhiệt độ thường - Không tan trong nước ở nhiệt độ thường - Tan trong axit HCl, H 2 SO 4 loãng - Không tan trong nước ở nhiệt độ thường - Không tan trong axit HCl, H 2 SO 4 loãng 2. Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại a. Mức độ hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải K là kim loại hoạt động mạnh nhất và Au là kim loại hoạt động kém nhất. b. Kim loại đứng trước Mg (K, Ba, Ca, Na) phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường. 2 Na + 2H 2 O → 2NaOH + H 2 Ba + 2H 2 O → Ba(OH) 2 + H 2 c. Kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch axit (HCl; H 2 SO 4 loãng,….) tạo ra H 2 Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 ↑ Cu + 2HCl → không phản ứng (vì Cu đứng sau H) d. Kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường đẩy được kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối. Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu Cu + 2AgNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + 2Ag Chú ý: Khi cho Na vào dung dịch CuCl 2 thì: + Na phản ứng với nước trước: 2Na + 2H 2 O → 2NaOH + H 2 + Sau đó xảy ra phản ứng: CuCl 2 + 2NaOH → Cu(OH) 2 + 2Ag
3. Dãy điện hóa của kim loại. Dãy điện hóa chuẩn của kim loại là dãy những cặp oxy hóa-khử của kim loại được sắp xếp theo chiều thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa-khử tăng dần. Dưới đây là dãy điện hóa của một số kim loại thông dụng: K + / K Ba 2+ / Ba Ca 2+ / Ca Na + / Na Mg 2+ / Mg Al 3+ / Al Zn 2+ / Zn Fe 2+ / Fe Ni 2+ / Ni Sn 2+ / Sn Pb 2+ / Pb H + / H 2 Cu 2+ /Cu Fe 3+ / Fe 2+ Ag + / Ag Au 3+ / Au Phần B: Bài Tập Được Phân Dạng (mỗi dạng tối thiểu 10 câu) Dạng 1: Nêu hiện tượng của phản ứng hoá học, sắp xếp mức độ hoạt động của kim loại, nhận biết chất, tách chất: - Phương pháp: Dựa vào mức độ hoạt động của kim loại để biết kim loại nào tham gia phản ứng trước. - Ví dụ minh họa: Hiện tượng gì xảy ra khi cho 1 thanh đồng vào dung dịch H 2 SO 4 loãng? Lời giải: Đồng là một kim loại đứng sau Hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. ⇒ Đồng không phản ứng với dung dịch H 2 SO 4 . ⇒ Không có hiện tượng gì xảy ra. - Bài tập tương tự Bài 1: Cho 1 viên Natri vào dung dịch CuSO 4 , hiện tượng gì xảy ra? Bài 2: Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết Z và T tan trong dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch HCl , Z đẩy được T trong dung dịch muối T, X đẩy được Y trong dung dịch muối Y. Hãy sắp xếp các kim loại theo thứ tự hoạt động hóa học của kim loại tăng dần? Bài 3: Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi cho: a) Kẽm vào dung dịch đồng sunfat b) Đồng vào dung dịch bạc nitrat c) Nhôm vào dung dịch đồng clorua d) Kẽm vào dung dịch magie clorua
Viết các phương trình phản ứng hóa học nếu có Dạng 2: Bài tập về tăng giảm khối lượng: Trường hợp 1: Kim loại phản ứng với muối của kim loại yếu hơn. * Hướng giải: - Gọi x (g) là khối lượng của kim loại mạnh. - Lập phương trình hoá học. - Dựa vào dữ kiện đề bài và PTHH để tìm lượng kim loại tham gia. - Từ đó suy ra lượng các chất khác. * Lưu ý: Khi cho miếng kim loại vào dung dịch muối, Sau phản ứng thanh kim loại tăng hay giảm: - Nếu thanh kim loại tăng: kimloaisaukimloaitruockim loai tangmmm - Nếu khối lượng thanh kim loại giảm: kimloaitruockimloaisaukimloaigiammmm - Nếu đề bài cho khối lượng thanh kim loại tăng a% hay giảm b% thì nên đặt thanh kim loại ban đầu là m gam. Vậy khối lượng thanh kim loại tăng a% m hay b% m. Ví dụ minh hoạ: Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO 4 . Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 2 gam. (Giả sử đồng sinh ra đều bám vào thanh sắt) a. Xác định lượng Cu sinh ra. b. Tính nồng độ mol/l của dung dịch sắt(II) sunfat tạo thành. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi. Lời giải: Do sắt đứng trước đồng trong dãy hoạt động hóa học của kim loại ⇒ Sắt có thể đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối. Đặt: n Fe = x mol Phương trình phản ứng hóa học: Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu x x x mol
m thanh sắt tăng = m Cu sinh ra – m Fe phản ứng = 64x – 56x= 2g ⇒ x = 0,25 a/ m Cu sinh ra = 0,25.64 = 16g b/ n FeSO4 = x = 0,25 mol ⇒ C M(ddFeSO4 ) = 0,25 : 0,4 = 0,625M BÀI TẬP Câu 1: Cho một lá đồng có khối lượng là 6 gam vào dung dịch AgNO 3 . Phản ứng xong, đem lá kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 13,6 gam. Tính khối lượng đồng đã phản ứng. Câu 2: Ngâm một miếng sắt vào 320 gam dung dịch CuSO 4 10%. Sau khi tất cả đồng bị đẩy ra khỏi dung dịch CuSO 4 và bám hết vào miếng sắt, thì khối lượng miếng sắt tăng lên 8%. Xác định khối lượng miếng sắt ban đầu. Câu 3: Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO 4 . Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 4%. a) Xác định lượng Cu thoát ra. Giả sử đồng thoát ra đều bám vào thanh sắt. b) Tính nồng độ mol/l của dung dịch FeSO 4 tạo thành. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi. Câu 4: Ngâm một thanh nhôm vào dd FeSO 4 . Sau một thời gian, lấy thanh Nhôm ra rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng thanh tăng 1,14g. Hỏi khối lượng muối tạo thành và khối lượng FeSO 4 tham gia là bao nhiêu? Câu 5: Ngâm một lá Nhôm trong 250ml dd AgNO 3 0,24M. sau một thời gian pư người ta nhận thấy khối lượng lá Nhôm tăng thêm 2,97g. a. Tính khối lượng nhôm tham gia pư và khối lượng Bạc sinh ra? b. Tính nồng đô C M các chất có trong dd sau pư. Biết thể tích dd thay đổi không đáng kể? Câu 6: Nhúng 1 lá sắt có khối lượng 29g vào dd CuSO 4 . Sau khi kết thúc pư, lấy lá sắt ra rửa nhẹ, làm khô và cân nặng 31g. Tính khối lượng lá sắt tham gia phản ứng và khối lượng đồng tạo thành? Câu 7: Ngâm một lá đồng nhỏ trong 20ml dd AgNO 3. Phản ứng xong, lấy lá đồng ra khỏi dd, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52g. a. Xác định nồng độ mol của dd AgNO 3 đã dùng?