PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ 10__ĐỀ TIẾP CẬN KỲ THI TN THPT 2025.pdf

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ TIẾP CẬN ĐỀ SỐ: 10 KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2025 Bài thi: SINH HỌC Thời gian: 50 phút, không kể thời gian phát đề. Họ, tên thí sinh: ....................................................... Số báo danh: ........................................................... PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Mỗi gene mã hoá protein điển hình gồm 3 vùng trình tự nucleotide. Vùng điều hoà nằm ở đâu và có chức năng gì? A. Đầu 5' của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã. B. Đầu 3' của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã. C. Đầu 5' của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc dịch mã. D. Đầu 3' của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã Câu 2. Dựa trên hình vẽ tế bào đang ở một giai đoạn của phân bào giảm phân bình thường: Theo lý thuyết, nhận định nào sau đây sai? A. [1] là thoi phân bào. B. [3] NST kép gồm 2 cromatid. C. [2] là màng nhân. D. Có thể tế bào đang ở kì đầu nguyên phân. Câu 3. Một học sinh khi tìm hiểu về bệnh “Thiếu máu cơ tim” đã đưa ra các nguyên nhân gây bệnh này, nguyên nhân nào sau đây Sai? A. Xơ vữa động mạch B. Co thắt mạch vành C. Rối loạn chức năng vi mạch gây ra. D. Không tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. Câu 4. Hô hấp ở thú có phổi, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Phổi được tạo thành từ hàng triệu túi khí. B. Túi khí có hệ thống mao mạch bao quanh dày đặc.
2 C. Máu chảy trong các mao mạch trao đổi khí O2 và CO2 với dòng không khí ra, vào phế nang. D. Thông khí ở phổi thú là chủ nhờ hoạt động của các cơ hoành. Câu 5. Sinh vật thuộc nhóm phân loại khác nhau có những đặc điểm cấu tạo và chức năng giống nhau là lệ thuộc yếu tố nào? A. Môi trường sống giống nhau. B. Kiểu gene các nhóm này giống nhau. C. Các nhóm này có nguồn gốc chung gần nhau. D. Môi trường sống khác nhau. Câu 6. Bằng chứng sinh học phân tử được cho là bằng chứng chính xác nhất để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật. Nhận định nào sau đây Sai? A. Nhiều loài có hình thái và đặc điểm giống nhau thì luôn có họ hàng gần với nhau. B. Nhiều loài cùng nguồn gốc nhưng hình thái không giống, nên bằng chứng sinh học phân tử xác định quan hệ nguồn gốc là cần thiết. C. Nhiều loài không cùng nguồn nhưng đặc điểm bên ngoài có thể giống nhau, nên cần dựa trên bằng chứng sinh học phân tử. D. Nhiều loài không thể dựa trên bằng chứng giải phẫu, tế bào học nên phải dựa trên bằng chứng sinh học phân tử. Câu 7. Hình ảnh mô tả tác động của một nhân tố tiến hóa nào? A. Đột biến. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 8. Do các trở ngại địa lí, từ một quần thể ban đầu được chia thành nhiều quần thể cách li với nhau. Nếu các nhân tố tiến hoá làm phân hoá vốn gen của các quần thể này đến mức làm xuất hiện các cơ chế cách li sinh sản thì loài mới sẽ hình thành. Đây là quá trình hình thành loài mới bằng con đường A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. cách li tập tính. D. lai xa và đa bội hoá. Câu 9. Nghiên cứu cặp nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế di truyền NST giới tính ở ruồi giấm được minh họa sau:
3 Nhận định sau đây là Sai về sơ đồ này? A. Ruồi giấm có 4 cặp NST. B. Cặp NST giới tính của ruồi cái: XX, ruồi đực: XY. C. Ruồi cái, kí hiệu nhân lưỡng bội là: 2n = 6A + XX. D. Xét NST giới tính, con cái giảm phân có đột biến cặp NST giới tính cho 2 loại giao tử . Câu 10. Trong quá trình tiến hoá nhỏ, sự cách li có vai trò A. Làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới. B. Tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ. C. Xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa hai quần thể đã phân li. D. Góp phần thúc đẩy sự phân hoá kiểu gen của quần thể gốc Câu 11. Có 4 loài thuỷ sinh vật sống ở 4 địa điểm khác nhau của cùng 1 khu vực địa lí: loài 1 sống trên mặt đất gần bờ biển, loài 2 sống dưới nước ven bờ biển, loài 3 sống trên lớp nước mặt ngoài khơi, loài 4 sống dưới đáy biển sâu 1000 mét. Loài hẹp nhiệt nhất là loài A. 1. B. 3. C. 4. D. 2 Câu 12. Trong quần xã , sự tương tác giữa các loài với nhau và với môi trường A. có thể duy trì, tăng hay giảm tính ổn định của quần xã. B. có thể duy trì, tăng hay giảm tính ổn định của quần thể. C. luôn làm tăng tính ổn định của quần xã. D. luôn làm giảm tính ổn định của quần xã. Câu 13. Hình mô tả một giai đoạn trình sản xuất vaccine phòng bệnh viêm gan B do virus Hepatitis B: Theo lý thuyết, bao nhiêu nhận định sau đây là Đúng?
4 A. (3) chính là thể truyền từ tế bào cho gene cần chuyển. B. (1) là tế bào nhân người cần chuyển. C. (C) mang gene quý từ người để tạo kháng thể trong vaccine. D. (2) chính là gene từ virus gây viêm gan B, gene này sau này khi trong tế bào nhận sinh ra protein virus và protein này trong vaccine, giúp cơ thể nhận diện virus, được xem như là kháng nguyên virus Hepatitis B. Câu 14. Sơ đồ phả hệ sau đây về hai bệnh A và B ở người (hình 6). Biết rằng không có đột biến mới xảy ra trong quá trình giảm phân, tỉ lệ tế bào sinh dục cái giảm phân xảy ra trao đổi chéo giữa 2 trong 4 chromatid không cùng nguồn của cặp NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I là 40%. Theo lí thuyết, tỉ lệ sinh một đứa con có kiểu gene mang 4 allele trội của cặp vợ chồng 23 và 24 là bao nhiêu? A. 8%. B. 25%. C. 12,5%. D. 16,2%. Câu 15. Cho các nội dung sau: I. Xác định tính trạng cần nghiên cứu (thường là một bệnh di truyền). II. Thu thập thông tin về tính trạng được nghiên cứu trên những người thuộc cùng một gia đình/dòng họ qua nhiều thế hệ. III. Sử dụng các kí hiệu quy ước để biểu thị mối quan hệ họ hàng và sự di truyền của tính trạng nghiên cứu qua các thế hệ. Thứ tự đúng về các bước xây dựng phả hệ là A. I → II → III. B. II → I → III. C. III → II → I. D. III → I → II. Câu 16. Sơ đồ mô tả một giai đoạn của phân bào của một tế bào sinh dục đực lưỡng bội (2n = 4):

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.