Content text ĐỀ 9 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 (FORM TT-7791).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 9 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Ca = 40, Fe = 56. PHẦN I (3 điểm). Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Các dụng cụ nấu nướng trong nhà bếp (như nồi, xoong, chảo) thường được chế tạo từ kim loại (hoặc hợp kim) do kim loại có tính chất vật lí đặc trưng là A. tính dẫn điện. B. tính dẻo. C. tính dẫn nhiệt. D. ánh kim. Câu 2. Nguyên tử kim loại khi tham gia phản ứng hoá học có tính chất nào sau đây? A. Nhường electron và tạo thành ion âm. B. Nhường electron và tạo thành ion dương. C. Nhận electron để trở thành ion âm. D. Nhận electron để trở thành ion dương. Câu 3. Kim loại X là kim loại nhẹ, dẫn điện tốt và có lớp màng oxide bền vững bảo vệ nên được sử dụng rộng rãi làm dây dẫn điện ngoài trời. Kim loại X là A. sắt. B. bạc. C. đồng. D. nhôm. Câu 4. Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (0,01% − 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là A. gang trắng. B. thép. C. gang xám. D. duralumin. Câu 5. Nước cứng không gây tác hại nào sau đây? A. Làm giảm khả năng tẩy rửa của xà phòng, làm cho quần áo mau mục nát. B. Gây lãng phí nhiên liệu và mất an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống nước nóng. C. Gây ngộ độc cho nước uống. D. Làm hỏng dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị của thực phẩm. Câu 6. Các electron hoá trị của nguyên tử nguyên tố kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất phân bố ở A. phân lớp 3d và phân lớp 4s. B. phân lớp 3d. C. lớp 4s. D. phân lớp 3p và phân lớp 3d. Câu 7. Cho phát biểu sau: “Phức chất đơn giản thường có một ...(1)... liên kết với các phối tử bao quanh. Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử trong phức chất là liên kết ...(2)....”. Cụm từ cần điền vào (1) và (2) lần lượt là A. cation kim loại, ion. B. nguyên tử kim loại, cho − nhận. C. nguyên tử trung tâm, cho − nhận. D. phối tử, ion. Câu 8. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, sodium (IA) và magnesium (IIA) đứng kề nhau trong một chu kì. Thế điện cực chuẩn của cặp Mg 2+ /Mg bằng –2,356 V, của cặp Na + /Na bằng –2,710 V. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Mg và Na là các kim loại có tính khử yếu. B. Mg có tính khử mạnh hơn Na. C. Mg và Na đều phản ứng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường. D. Ion Mg 2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Na + . Câu 9. Nồng độ của dung dịch FeSO 4 thường được xác định bằng phương pháp chuẩn độ bởi thuốc tím trong môi trường acid. Cho các nhận định sau: (a) Chất chuẩn được sử dụng trong thí nghiệm này là dung dịch thuốc tím đã biết trước nồng độ. (b) Quá trình chuẩn độ cần phải sử dụng chất chỉ thị biến đổi màu theo pH của dung dịch phản ứng. (c) Phản ứng diễn ra trong quá trình chuẩn độ chứng tỏ rằng 24 0 MnO/MnE > 32 0 Fe/FeE . (d) Tại điểm tương đương, số mol FeSO 4 trong dung dịch ban đầu bằng 5 lần số mol của KMnO 4 đã phản ứng. Mã đề thi: 999