Content text Lớp 11. Đề KT chương 6 (Đề số 1).docx
Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12. Một thí nghiệm được mô tả như hình sau đây: Chất lỏng thu được ở ống nghiệm B có mùi táo. Công thức cấu tạo của chất lỏng đó là A. HCOOC 2 H 5 . B. C 2 H 5 COOCH 3 . C. CH 3 COOC 2 H 5 . D. HCOOC 3 H 7 . Câu 13. Cho 1,97 gam dung dịch formalin tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ % của formaldehyde trong fomalin là A. 49,5%. B. 40,0%. C. 50,0%. D. 38,1%. Câu 14. Dung dịch acetic acid phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. Cu, NaOH, NaCl. B. Zn, CuO, NaCl. C. Zn, CuO, HCl. D. Zn, NaOH, CaCO 3 . Câu 15. Để loại bỏ lớp cặn màu trắng trong ấm đun nước, người ta có thể dùng dung dịch nào sau đây? A. Giấm ăn. B. Nước. C. Muối ăn. D. Cồn 70 o . Câu 16. Sữa chua được lên men từ sữa bột, sữa bò, sữa dê,... Sữa chua tốt cho hệ tiêu hoá. Vị chua trong sữa chua tạo bởi acid nào sau đây? A. Formic acid. B. Acetic acid. C. Lactic acid. D. Benzoic acid. Câu 17. Thứ tự các thuốc thử để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: acetic acid, acrylic acid, formic acid là A. quỳ tím, dung dịch Br 2 trong CCl 4 . B. dung dịch Br 2 , dung dịch Na 2 CO 3 . C. dung dịch Na 2 CO 3 , quỳ tím. D. dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư, dung dịch Br 2 . Câu 18. Để trung hòa 6,72 gam một carboxylic acid Y (no, đơn chức), cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là A. C 2 H 5 COOH. B. CH 3 COOH. C. C 3 H 7 COOH. D. HCOOH. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Carboxylic acid có nhiệt độ sôi cao hơn so với hydrocarbon, alcohol, hợp chất carbonyl có phân tử khối tương đương do tạo được liên kết hydrogen bền vứng hơn a. Hình (a) là liên kết hydrogen dạng liên phân tử và hình (b) là liên kết hydrogen dạng dimer. b. Phân tử carboxylic acid chứa nhóm carboxyl phân cực mạnh nên tạo được liên kết hydrogen bền vừng. c. Ngoài hai dạng liên kết hydrogen trên còn có liên kết giữa carboxylic acid và nước. d. Các hợp chất hydrocarbon, alcohol và hợp chất carbonyl không tạo được liên kết hydrogen liên phân tử. Câu 2. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho 2 - 3 mL dung dịch AgNO 3 2% vào ống nghiệm đã rửa sạch. Thêm từ từ dung dịch NH 3 3% vào và lắc đều cho tới khi kết tủa tan vừa hết. Thêm khoảng 1 mL dung dịch acetaldehyde 10% vào ống nghiệm, lắc đều.
Bước 2: Đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng (khoảng 60℃) rồi để yên. Sau vài phút lấy ống nghiệm ra khỏi cốc. a. Sau bước 2, lớp bạc sinh ra sáng bám trên thành ống nghiệm. b. Có thể thay dung dịch acetaldehyde bằng dung dịch acetone thì kết quả thí nghiệm vẫn không thay đổi. c. Trong thí nghiệm trên, acetaldehyde đóng vai trò là chất khử. d. Ở bước 2, có thể đun sôi hỗn hợp chất phản ứng trong ống nghiệm để phản ứng xảy ra nhanh hơn. Câu 3. Cho ba chất hữu cơ A, B, C có cùng công thức phân tử là C 3 H 6 O. Chất A có mạch carbon và có phản ứng tráng bạc; chất B không có phản ứng tráng bạc nhưng có phản ứng iodoform; chất C làm mất màu nước bromine. Khi hydrogen hóa C rồi oxi hóa sản phẩm thì được A. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên A, B, C theo danh pháp thay thế. a. Chất A có tên thay thế là propanal. b. Chất B có tên thay thế là propanone. c. Chất C có tên thay thế là propan – 2 – ol. d. A, B, C là ba chất đồng phân của nhau. Câu 4. Chanh là một loài thực vật cho quả nhỏ, thuộc chi Cam chanh (Citrus), khi chín có màu xanh hoặc vàng, thịt quả có vị chua. Quả chanh được sử dụng làm thực phẩm trên khắp thế giới – chủ yếu dùng nước ép của nó, thế nhưng phần cơm (các múi của chanh) và vỏ cũng được sử dụng, chủ yếu là trong nấu ăn và nướng bánh. Nước ép chanh chứa khoảng 5% (khoảng 0,3 mol/lít) citric acid, điều này giúp chanh có vị chua, và độ pH của chanh từ 2-3. Citric acid có công thức cấu tạo là a. Citric acid tác dụng tối đa với NaHCO 3 theo tỉ lệ mol 1 : 3. b. Citric acid thuộc loại hợp chất đa chức. c. Công thức phân tử của citric acid là C 6 H 6 O 7 . d. Citric acid tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 4. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Từ phổ khối lượng (MS) của acetic acid ở hình dưới đây: Phân tử khối của acetic acid bằng bao nhiêu? Câu 2. Cho các chất: acetic aldehyde, acetylene, ethanol, propanal, acetone. Có bao nhiêu chất có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 ? Câu 3. Số đồng phân có cùng công thức phân tử C 5 H 10 O có khả năng tham gia phản ứng iodoform là bao nhiêu? Câu 4. Giấm được sử dụng khá phổ biến để chế biến thức ăn. Bạn Mai muốn xác định nồng độ acetic acid có trong giấm ăn bằng cách sử dụng dung dịch sodium hydroxyde 0,1M để chuẩn độ. Bạn lấy mẫu giấm ăn đó để làm thí nghiệm và kết quả chuẩn độ 3 lần như bảng sau: Thí nghiệm Thể tích giấm (mL) Thể tích dung dịch NaOH 0,1 M cần dùng (mL)
1 5,0 25,0 2 5,0 25,0 3 5,0 24,9 Hãy giúp bạn Mai xác định nồng độ mol của acetic acid trong giấm. Câu 5. Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp: (1) Lên men giấm ethyl alcohol. (2) Oxi hóa không hoàn toàn acetaldehyde. (3) Oxi hóa không hoàn toàn butane. (4) Cho methanol tác dụng với carbon monoxide. Có bao nhiêu phản ứng có sự tạo thành sản phẩm acetic acid? Hãy gán số thứ tự các phản ứng trên có thể tạo thành acetic acid theo số thứ tự tăng dần (ví dụ: 12, 234, …) Câu 6. Bisphenol A là hợp chất được dùng nhiều trong công nghiệp để điều chế nhựa epoxy. Bisphenol A được điều chế từ phenol và acetone theo sơ đồ: Từ 145 kg acetone và 282 kg phenol hãy tính lượng bisphenol A thu được (theo kg), biết hiệu suất của phản ứng tổng hợp bisphenol A đạt 80% (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.