PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 3. ĐỀ VIP 3 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA MÔN NGỮ VĂN 2025 - TA2.Image.Marked.pdf

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 3 – TA2 (Đề thi có... trang) KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Tóm tắt tiểu thuyết Chim én bay: Quy là cô gái sinh ra trong một gia đình có anh, chị và cha đều bị giết hại bởi tên ác ôn giám Tuân. Nỗi đau đớn và căm thù khiến chị gia nhập “Biệt đội Chim én” để trả thù từ năm mười một tuổi. Trong những tháng ngày ở đội “Chim én”, chị đã được giao nhiệm vụ giết giám Tuân nhưng không thành. Sau đó, chị bị hắn trả thù hèn hạ nhưng cuối cùng chị đã hạ gục hắn và bao nhiêu tên ác ôn khác. Hòa bình lập lại, dù đớn đau, mất mát nhưng Quy có ý định đến nhà những tên ác ôn chị đã giết năm xưa để xem vợ con chúng sống ra sao. Đó cũng chính là quá trình thức dậy những năm tháng khốc liệt. Tác phẩm là dòng hồi ức đan xen, đồng hiện trong tâm hồn nhân vật Quy...Đoạn trích trên là tình huống Quy (tên thường gọi là Tư) được giao nhiệm vụ giết tên giám Tuân trong thời gian đầu gia nhập đội “Chim én”. [...] Chỉ còn vài phút nữa, chị sẽ trút tất cả nỗi căm uất của mình vào nó. Sau đấy chị có thể sẽ bị bắt, bị giết. Nhưng điều đó không cần thiết nữa. Miễn là chị đã trả thù được cho cha, anh Dương, cho chị Hảo. Người chị thoắt nóng rực lên, ngực và thái dương đập dồn dập như trống thúc. Có tiếng rít ken két của cánh cửa sắt. Tiếng xích va loảng xoảng vào song cửa. Chị vợ thằng giám Tuân ra trước, trông vẫn phờ phạc và ủ rũ như mọi bữa. Tay chị ta xách một chiếc giỏ, thấy thò lên mấy thẻ nhang và một cái cổ chai, giống y sì cái chai thằng dân vệ vừa bỏ trong quán nước. Thằng giám Tuân bước ra sau. Hình như nó còn quay lại loay hoay làm việc gì đó giữa hai khe cổng; chị cúi xuống, chộp rất nhanh lấy khẩu súng giơ lên khi cái thân người thằng giám Tuân vừa hiện ra trọn vẹn bên ngoài cánh cổng sắt. Nhưng chị vẫn sững sờ vì trên tay thằng Tuân đang bồng đứa con út của nó. Một thằng bé hết sức kháu khỉnh. Chị lúng túng, ngón tay trỏ như cứng lại không sao siết được vào vòng cò. Nếu như lúc đó, chị cứ nhắm mắt nổ súng thì có thể đã chấm dứt được bao nhiêu đau đớn trong cuộc đời của chị. Nhưng chị sẽ bị giày vò, sẽ không thể yên ổn khi nghĩ tới thằng bé. Nó không hề có tội, tại sao chị lại nhằm bắn vào nó? Cái khoảnh khắc trớ trêu, không lường trước ấy đã dắt theo bao nỗi bất hạnh mà cho đến giờ chị vẫn phải chịu một cách cay đắng. Theo sau thằng giám Tuân là hai đứa nhỏ, suýt soát tuổi nhau. Chúng vừa lách ra cửa vừa tranh cãi một chuyện gì đấy. Chị vẫn đứng ở tư thế cũ, trân trối nhìn thằng nhỏ, bàn tay cầm súng chùng hẳn xuống. Chị vợ thằng giám Tuân nhìn thấy chị trước. Chị ta há hốc miệng rồi kêu rú lên. Nghe tiếng kêu của vợ, thằng Tuân đang loay hoay với ổ khoá vội day mặt lại, ngơ ngác dòm khẩu súng trên tay chị. Khuôn mặt nó thoắt đổ chàm. Nó lập cập xô cánh cửa, ôm chặt lấy thằng nhỏ, ngã lăn vào trong sân, còn chị thì vẫn đứng ngây ra, bất động như một cây cọc đã bị đóng sâu xuống đất. - Chạy đi, chạy đi! Chị vợ thằng giám Tuân chợt hét lên. Như sực tỉnh, chị hốt hoảng nhét khẩu K.54 vào bụng, chạy nhào vô trong xóm. Tai chị ù đặc, như vẫn chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra đối với mình. Đến ruộng mì đầu tiên, chị dừng lại khi thấy Thêm đứng chờ ở một bờ thổ. - Sao vậy Tư, súng nghẹt à? Chị lắc đầu, thở hổn hển. Cả hai cùng chạy lao vào bãi mì vì đã nghe tiếng chó sủa và tiếng chân chạy rầm rập trong ấp. Chị chạy gằn theo Thêm, ruột muốn dứt ra từng khúc. Chị thấy lạ vì tại sao chị vợ thằng giám Tuân lại giục chị chạy mà không la hét kêu bọn dân vệ tới bắt chị. Cái tiếng thét “Chạy đi” ấy cứ vang lên mãi, day dứt, nhức nhối trong đầu chị. Khi đã tới vùng an toàn, Thêm dừng lại chờ. Chị ngồi vật xuống bờ cỏ nói tiếng được, tiếng mất:
- Nó bế thằng nhỏ ... không bắn được![...] (Nguyễn Trí Huân, trích tiểu thuyết Chim én bay, NXB Hội nhà văn, 1988, tr 101,102) Chú thích Nguyễn Trí Huân là nhà báo, nhà văn chiến trận, là “thành viên" của Sư đoàn 3 Sao Vàng anh hùng. Sáng tác của ông bày tỏ, thể hiện sự day dứt, niềm cảm thông với thân phận, số phận của con người sau cuộc chiến khốc liệt đã qua, do vậy đã tạo được những trang văn thấm đẫm tinh thần nhân văn. “ Chim én bay” là tiểu thuyết tiêu biểu của Nguyễn Trí Huân. Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định ngôi kể của đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra hình ảnh được so sánh với nhân vật Quy, khi chị nhìn thấy giám Tuân lập cập xô cánh cửa, ôm chặt lấy thằng nhỏ, ngã lăn vào trong sân. Câu 3. Nêu sự thay đổi tâm trạng của nhân vật Quy trong đoạn trích. Câu 4. Nhận xét một phẩm chất của nhân vật Quy được thể hiện trong đoạn trích. Câu 5. Qua dòng hồi ức của nhân vật Quy, anh/ chị hãy nêu suy nghĩ về một triết lí nhân sinh được rút ra từ văn bản ( Viết khoảng từ 5 đến 7 dòng). II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật Quy trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu. Câu 2. (4,0 điểm) Văn hào Lev Tolstoy cho rằng: “Nếu bạn cảm thấy đau, bạn đang sống. Nhưng, nếu bạn cảm thấy cái đau của người khác, bạn là con người”. Từ góc nhìn của người trẻ, anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Ngôi kể: ngôi thứ 3 0,5 2 Hình ảnh được so sánh với nhân vật Quy, khi chị nhìn thấy giám Tuân lập cập xô cánh cửa, ôm chặt lấy thằng nhỏ, ngã lăn vào trong sân: một cây cọc đã bị đóng sâu xuống đất. 0,5 3 Sự thay đổi của nhân vật Tư được thể hiện trong đoạn trích: - Lúc đầu: Căm uất và quyết tâm trả thù, căng thẳng hồi hộp trước giờ nổ súng - Khi thấy giám Tuân bế đứa bé trên tay: sững sờ, bối rối, giằng xé nội tâm giữa việc bắn hay không bắn - Khi nghe vợ giám Tuấn hô “chạy đi”: Hốt hoảng chạy vô trong xóm. - Day dứt, nhức nhối khi nghĩ đến hành động của vợ giám Tuân. 1,0 4 Nhận xét một phẩm chất của nhân vật Quy: - Chỉ ra được một phẩm chất nổi bật của nhân vật Quy: nhân ái, dũng cảm - Nhận xét về phẩm chất nổi bật đã chỉ ra: + Góp phần hoàn thiện vẻ đẹp của hình tượng nhân vật + Tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của người đọc 1,0 5 Nêu suy nghĩ của anh/chị về một triết lí nhân sinh được rút ra từ văn bản. - Nêu ngắn gọn dòng hồi ức của nhân vật Quy - HS phát hiện ra triết lý nhân sinh và nêu suy nghĩ Gợi ý: + Lòng nhân ái có thể xuất hiện trong tình huống bất ngờ nhất, điều đó chứng tỏ bản chất tốt đẹp, thiên lương của con người luôn tồn tại cho dù hoàn cảnh có khắc nghiệt như thế nào. +Tâm lý con người là vô cùng phức tạp: không phải lúc nào con người cũng có thể hành động theo lí trí. ... 1,0 II VIẾT 6,0 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về nghệ thuật khắc họa nhân vật Quy trong đoạn trích. 2,0 a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp,song hành, móc xích. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nghệ thuật khắc họa nhân vật Quy trong đoạn trích 0,25 1 c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở đảm bảo các nội dung sau: - Chỉ ra nghệ thuật khắc họa nhân vật: 1,0
+ Đặt nhân vật vào tình huống bất ngờ, éo le + Khắc họa nhân vật qua hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng. + Kết hợp lời người kể chuyện và lời nhân vật ( lời đối thoại và lời độc thoại nội tâm), lời nửa trực tiếp. + Bút pháp dòng ý thức + Ngôn ngữ giản dị mà tinh tế, sử dụng hiệu quả hệ thống những từ ngữ miêu tả tâm trạng. + Giọng điệu: trầm buồn. - Nhận xét + Nghệ thuật khắc họa nhân vật vừa chân thực vừa sinh động hấp dẫn. + Có tác dụng làm nổi bật hoàn cảnh éo le, đau khổ, diễn biến nội tâm phức tạp cũng như vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tư – một con người có tinh thần dũng cảm, ý chí nhưng cũng là người rất nhân hậu, giàu lòng yêu thương, không để hận thù đẩy mình vào việc làm tội lỗi, ảnh hưởng đến người vô tội, cảm xúc và lí trí soi tỏ cho nhau trong hành động. + Cho thấy được tài năng, phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Trí Huân. d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. 0,25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25 Văn hào Lev Tolstoy cho rằng: Nếu bạn cảm thấy đau, bạn đang sống. Nhưng, nếu bạn cảm thấy cái đau của người khác, bạn là con người. Từ góc nhìn của người trẻ, anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ về vấn đề trên. 4,0 a. Đảm bảo bố cục, dung lượng của bài văn nghị luận Bảo đảm yêu cầu về bố cục, dung lượng (khoảng 600 chữ) của bài văn. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Bày tỏ suy nghĩ về vấn đề được nêu ra từ câu nói của Lev Tolstoy 0,5 2 c. Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp với bố cục bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận * Thân bài: - Giải thích: Lời nhận định của Lev Tolstoy khẳng định một trong những yếu tố thể hiện giá trị sống của con người là ở tình cảm, cảm xúc, đặc biệt ý kiến đề cao yếu tố quan trọng để tạo nên một con người đúng nghĩa đó chính là tình yêu thương. Tình yêu thương là tình cảm thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau của con người. - Bàn luận: + Thấu hiểu chính mình “nếu bạn cảm thấy đâu, bạn đang sống” có ý nghĩa quan trọng với cuộc đời mỗi người . Có nhiều trí tuệ cảm xúc hơn, đây cũng là chìa khóa để hiểu người khác, có ý thức hơn về cảm xúc của bản thân để sẵn sàng đón nhận những quan điểm mới từ người khác. 2,5

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.