Content text 9. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Lịch Sử THPT Kẻ Sặt - Hải Dương - có lời giải.docx
Trang 1 SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT KẺ SẶT ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN: LỊCH SỬ 12 NĂM 2024 – 2025 Thời gian làm bài: 50 phút PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Trận đánh nào sau đây có ý nghĩa quyết định thắng lợi cuộc chiến đấu chống chiến tranh xâm lược của quân Thanh thế kỉ XVIII? A. Chi Lăng - Xương Giang. B. Tốt Động - Chúc Động. C. Rạch Gầm - Xoài Mút. D. Ngọc Hồi - Đống Đa. Câu 2: Một trong những điểm giống nhau giữa Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười Nga (1917) là gì? A. Đã góp phần đánh bại chủ nghĩa phát xít. B. Đưa nhân dân lao động làm chủ đất nước. C. Đã mở ra thời kỳ hiện đại trong lịch sử. D. Làm xoay chuyển lớn cục diện thế giới. Câu 3: Cộng đồng ASEAN có bao nhiêu trụ cột? A. 9 B. 3 C. 7 D. 5 Câu 4: Điền từ còn thiếu trong trong câu thơ sau đây? “Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc. …………... diệt quân Nguyên trên sông Bạch Đằng”. A. Lê Hoàn. B. Lí Bí. C. Ngô Quyền. D. Hưng Đạo. Câu 5: Thách thức lớn nhất về mặt kinh tế khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN là A. tụt hậu về kinh tế, công nghệ. B. sử dụng nguồn vốn bất hợp lý. C. điểm xuất phát thấp về kinh tế D. chịu sự cạnh tranh quyết liệt. Câu 6: Trong xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay, thời cơ Việt Nam có thể tận dụng đề xây dựng và phát triển đất nước là gì? A. Không bị áp dụng luật chống bán phá giá. B. Sự ổn định tinh hình chính trị trong nước. C. Thu hút vốn, tiếp thu thành tựu khoa học. D. Mua được các bằng phát minh với giá rẻ. Câu 7: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu chế độ phong kiến ở Việt Nam đã sụp đổ hoàn toàn A. Khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước. B. Giành được chính quyền ở Hà Nội. C. Vua Bảo Đại đã tuyên bố thoái vị. D. Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Câu 8: Đâu là một trong những vai trò, mục tiêu của tổ chức Liên hợp quốc? A. Thực hiện quyền tự do hàng hải. B. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới. C. Cân bằng quyền lực các nước. D. Xoá bỏ chế độ thực dân kiểu cũ. Câu 9: Xu thế hoà hoãn Đông-Tây xuất hiện có tác động như thể nào đến trật tự hai cực I-an- ta? A. Đã củng cố trật tự hai cực. B. Đã xuất hiện xu thế đa cực.
Trang 2 C. Các mâu thuẫn càng sâu sắc. D. Làm suy yếu trật tự hai cực. Câu 10: Trong quá trình phát triển của ASEAN, giai đoạn từ 1967 - 1976 có đặc điểm là gì? A. Nền kinh tế xuất khẩu. B. Xây dựng nền móng. C. Phát triển rất thần kỳ. D. Tránh đối đầu quân sự. Câu 11: Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết không có ý nghĩa nào sau đây đối với nhân dân Liên Xô? A. Phù hợp với các lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết. B. Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết. C. Làm cho chủ nghĩa xã hội phát triển trở thành hệ thống trên thế giới. D. Đã tăng cường vị thế của Nhà nước Liên Xô trên trường quốc tế. Câu 12: Hội nghị I-an-ta (2/1945) được tiến hành trong giai đoạn nào của Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Vừa mới kết thúc. B. Giai đoạn sắp kết thúc. C. Đang diễn ra ác liệt. D. Bùng nổ và lan rộng. Câu 13: Việt Nam có thể vận dụng nguyên tắc hoạt động nào của Liên hợp quốc đề giải quyết vấn đề ở Biển Đông? A. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình. B. không đe dọa dùng vũ lực tấn công các quốc gia khác. C. quyền bình đẳng giữa các thành viên Liên hợp quốc. D. Sự nhất trí của các nước thường trực Hội đồng bảo an. Câu 14: Thời cơ của Tổng khởi nghĩa tháng Tám được xác định trong khoảng thời gian từ khi A. Mỹ tuyên chiến với Nhật đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. B. Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. C. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. D. Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Câu 15: Sự kiện nào sau đây đánh dấu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập? A. Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945). B. Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng (8/1945). C. Tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1/1946). D. Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào (8/1945). Câu 16: Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa A. đánh dấu Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi hoàn toàn. B. đó là các cuộc khởi nghĩa hình mẫu trong Cách mạng tháng Tám. C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền được thắng lợi trong cả nước. D. ảnh hướng lớn và quyết định đến các địa phương trong cả nước. Câu 17: Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (1924)?
Trang 3 A. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907 B. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga. C. Cách mạng tháng Mười Nga (1917). D. Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp. Câu 18: Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) là A. sự chuẩn bị của Đảng trong 15 năm. B. sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc. C. những thắng lợi của khối Đồng minh. D. tinh thần đoàn kết của nhân dân. Câu 19: Một trong những điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 -1427) so với cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược (1075 - 1077) là A. diễn ra khi đất nước bị mất độc lập. B. có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh tài giỏi. C. được đông đảo nhân dân tham gia. D. sử dụng kể sách “tiên phát chế nhân”. Câu 20: Đâu không phải là một trong những trụ cột của Cộng đồng ASEAN? A. Cộng đồng Văn hóa - Xã hội. B. Cộng đồng Kinh tế. C. Cộng đồng An ninh - Quốc phòng. D. Cộng đồng Chính trị - An ninh. Câu 21: Thời cơ khách quan thuận lợi của Cách mạng tháng Tám là sự kiện nào sau đây? A. Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương (9/3/1945). B. Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật (6, 9/8/1945). C. Đức đã đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện (9/5/1945). D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (15/8/1945). Câu 22: Ngày 8 - 8 - 1967, tại Băng - Cốc (Thái Lan) đã diễn ra sự kiện nào? A. Tuyên bố thành lập tổ chức ASEAN. B. Hiệp ước Ba-li đã được thông qua. C. Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết. D. Lễ kết nạp Việt Nam làm thành viên. Câu 23: Cuộc chiến tranh cục bộ nào sau đây thể hiện rõ nét nhất mâu thuẫn hai cực, hai phe trong Chiến tranh lạnh (1945-1991)? A. Chiến tranh sáu ngày (1967). B. Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). C. Chiến tranh Việt Nam (1945-1975). D. Chiến tranh Trung - Ấn (1962) Câu 24: Nhận định “Cách mạng tháng Tám là ăn may, là lấp lỗ trống quyền lực". Đúng hay sai? Vì sao? A. Sai, vì Đảng, nhân dân đã có sự chuẩn bị tốt, chu đáo suốt mười lăm năm. B. Đúng, vì quân Nhật đã đầu hàng, quân Đồng Minh chưa vào Đông Dương. C. Đúng, vì khi đó trên đất nước chưa hề có một chính quyền nào hợp pháp. D. Sai, vì Cách mạng tháng Tám đã nhận được sự hỗ trợ của phe Đồng minh. PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 25: Đọc đoạn tư liệu sau: “Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN là dầu mốc quan trọng trong sự phát triển của ASEAN. Đây không chỉ là sự tăng thêm về số lượng thành viên mà còn đây nhanh quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng ASEAN trở thành “ngôi nhà chung” của các quốc gia Đông Nam Á”