Content text KHTN 9 - SINH HỌC - BÀI 38. NUCELIC ACID VÀ GENE - GV.docx
1 BÀI 38. NUCELIC ACID VÀ GENE I. KHÁI NIỆM NUCLEIC ACID – Nucleic acid là những phân tử sinh học cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P, chúng có cấu trúc đa phân, đơn phân là các nucleotide và được tìm thấy trong tế bào của cơ thể sinh vật, trong virus. – Nucleic acid có hai loại là deoxyribonucleic acid (DNA) và ribonucleic acid (RNA). Hình. Nucleotide và liên kết phosphodiester II. RIBONUCLEIC ACID (RNA) Hình. Mô hình các dạng RNA
2 – RNA là một đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là bốn loại nucleotide gồm: adenine (A), guanine (G), uracil (U) và cytosine (C). – Có ba loại phân tử RNA chủ yếu là: mRNA, tRNA, rRNA. Trong đó, mRNA mang thông tin di truyền, tRNA vận chuyển amino acid đến ribosome, rRNA cấu tạo nên ribosome. Cả ba loại RNA đều tham gia vào quá trình tổng hợp protein. III. DEOXYRIBONUCLEIC ACID (DNA) – DNA là một đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là bốn loại nucleotide gồm: A, T, G, C. – Theo mô hình của James Watson và Francis Crick năm 1953, DNA có cấu trúc xoắn kép, gồm hai mạch song song, ngược chiều, xoắn quanh một trục từ trái sang phải (xoắn phải), mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nucleotide. – Các nucleotide liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T bằng hai liên kết hydrogen, G liên kết với C bằng ba liên kết hydrogen). – DNA có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. Hình. Cấu trúc phân tử DNA IV. GENE VÀ HỆ GENE
3 – Gene là một đoạn của phân tử DNA mang thông tin mã hoá một chuỗi polypeptide hay phân tử RNA. Gene được xem là trung tâm của di truyền học. – Tập hợp tất cả các thông tin di truyền trên DNA của tế bào hình thành nên hệ gene của cơ thể. Do sự khác biệt về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nucleotide trên phân tử DNA mà mỗi cá thể có một hệ gene đặc trưng. Phân tích DNA được ứng dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, y học, pháp y và đời sống. MỘT SỐ CÔNG THỨC DNA Biết trong gene hay trong phân tử DNA luôn có: Mỗi vòng xoắn chứa 20 Nucleotide chiều dài 34 0 A Tổng số nucleotide = A + T + G + X, trong đó A = T và G = X Một số kí hiệu: N: tổng số nucleotide của gene L: chiều dài của gene C: số vòng xoắn của gene 1. Chiều dài của gene: 00 N L3,4AC34A 2 2. Tổng số nucleotide của gene: 2L NC20 3,4 3. Số vòng xoắn của DNA: LN C 3420 4. Số lượng từng loại nucleotide của gen: N = 2A + 2G hay A + G = N 2 5. Tỉ lệ % mỗi loại nucleotide của gene: %A = %T; %G = %X; %A + %G = 50% 6. Khối lượng phân tử gene: M = N300 đvC 7. Số liên kết hydrogen của gene: H = 2A + 3G = N + G 8. Số liên kết hóa trị: HT Đ–P = N 2.(1)N2.(N1) 2 RNA 1. Tính số nucleotide RNA: rN = rA + rU + rG + rC = N 2 rA = T gốc ; rU = A gốc ; rG = C gốc ; rC = G gốc
4 A = T = rA + rU; G = C = rG + rC Tỉ lệ %: %A = %T = %rA%rU 2 ; %G = %X = %rG%rC 2 2. Khối lượng RNA: RNA N MrN.300.300 2 đvC 3. Tính chiều dài: L DNA = L RNA = rN. 3,4 = N . 3,4 2 Do đó số liên kết nối các ribonucleotide trong mạch RNA là (rN – 1) Vậy số liên kết hóa trị Đ–P của RNA: HT RNA = rN – 1 + rN = 2.rN – 1 BÀI TẬP