PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 2023 - 2024. 9. CD2. KIM LOẠI.Image.Marked.pdf

CĐ1: Tính chất của kim loại – dãy hoạt động hóa học của kim loại CĐ2: Một số kim loại quan trọng: Nhôm – sắt CĐ3: Hợp kim sắt: Gang – thép. Sự ăn mòn và chống ăn mòn kim loại CĐ4: Tổng ôn lý thuyết chương 2 CHUYÊN ĐỀ 1: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Tính chất vật lí của kim loại 1. Tính chất vật lí (a) Tính chất chung: Tính .........., tính ....................., tính .................và có ..................... + Dẻo nhất: .......... + Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất: Ag > Cu > Al > Fe ... (b) Tính chất khác + Nhiệt độ nóng chảy thấp nhất: .................................– thể lỏng điều kiện thường, dùng trong nhiệt kế. + Nhiệt độ nóng chảy cao nhất: ...........................................– dùng làm dây tóc bóng đèn. + Kim loại nhẹ nhất (khối lượng riêng nhỏ nhất): ............... + Kim loại cứng nhất: ................... - Dựa vào tính chất vật lí mà người ta sử dụng kim loại rộng rãi trong đời sống và sản xuất. 2. Tính chất hóa học (a) Tác dụng với phi kim → oxit/muối + Tác dụng với oxi → oxit kim loại (Au, Ag, Pt không phản ứng) + Tác dụng với phi kim khác → muối (b) Tác dụng với nước → Bazơ + H2↑ - Một số kim loại: Na, K, Ca, Ba, ... tác dụng với nước ở điều kiện thường. (c) Tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng, ...) → Muối + H2↑ (hóa trị thấp) (d) Tác dụng với dung dịch muối → muối mới + kim loại mới II. Dãy hoạt động hóa học của kim loại 1. Dãy hoạt động hóa học của kim loại K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb (H) Cu Hg Ag Pt Au Cách nhớ: Khi Bà Con Nào May Áo Záp Sắt Nên Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu 2. Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại - Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại ............................từ trái qua phải. - Kim loại ......................................phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng H2. - Kim loại đứng trước H phản ứng với HCl, H2SO4, ... tạo ............. và giải phóng ...................... - Kim loại đứng trước (từ Mg trở đi) đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. ❖ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Cho các cụm từ: (1) nhôm, (2) bền, (3) nhẹ, (4) nhiệt độ nóng chảy, (5) dây điện, (6) đồ trang sức. Hãy chọn những cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: (a) Kim loại vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có ..................... cao. (b) Bạc, vàng được dùng làm ................. vì có ảnh kim rất đẹp. (c) Nhôm được dùng để chế tạo vỏ máy bay là do ............ và ........... (d) Đồng và nhôm được dùng làm .................... là do dẫn điện tốt. (e) ................ được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt. PHẦN PHẦN A – LÝ A – LÝ THUYẾT THUYẾT VÀ BÀI VÀ BÀI TẬPTẬPCƠCƠBẢNBẢN
Trang 64 Câu 2. Hãy kể tên 3 kim loại được dùng để: (a) Làm vật dụng trong gia đình. (b) Sản xuất dụng cụ, máy móc. Bài giải Câu 3. Cho các kim loại: Cu, Fe, Na, Mg, Al, Ba, Zn, Ag. (a) Sắp xếp các kim loại trên theo chiều giảm dần khả năng hoạt động hóa học. (b) Kim loại nào tác dụng được với nước ở điều kiện thường? (c) Kim loại nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng? (d) Kim loại nào đẩy được Fe ra khỏi dung dịch FeCl2. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Bài giải Câu 4. Cho các cặp chất sau: (a) Zn + HCl (b) Cu + ZnSO4 (c) Fe + CuSO4 (d) Zn + Pb(NO3)2 (e) Cu + HCl (g) Ag + H2SO4 loãng (h) Ag + CuSO4 (i) Ba + H2O (k) Mg + O2 (l) Cu + H2O (m) Ag + O2 (n) Fe + Cl2 Những cặp chất nào xảy ra phản ứng? Viết các PTHH xảy ra. Bài giải
Trang 65 Câu 5. Dự đoán hiện tượng và viết PTHH xảy ra (nếu có) khi: (a) Đốt dây sắt trong khí clo. (b) Cho một đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch đồng (II) clorua. (c) Cho kẽm vào dung dịch magie clorua. (d) Cho một natri vào dung dịch CuSO4 sau đó thêm vài giọt phenolphtalein. Bài giải Câu 6. Ngâm một lá sắt sạch trong dung dịch CuSO4 một thời gian. Các nhận định về kết quả phản ứng sau đây đúng hay sai? (Đánh dấu “X” vào lựa chọn) Nhận định Đúng Sai (a) Không có phản ứng xảy ra. (b) Chỉ có đồng bám trên lá sắt còn lá sắt không có thay đổi gì. (c) Trong phản ứng trên, sắt bị hòa tan và đồng được giải phóng. (d) Phản ứng tạo thành kim loại đồng và muối sắt (III) sunfat. (e) Khối lượng lá sắt tăng thêm đúng bằng khối lượng đồng bám trên lá sắt trừ đi khối lượng sắt bị hòa tan Câu 7. Bạc có lẫn tạp chất là đồng. Hãy trình bày 2 phương pháp hóa học để tách bạc ra khỏi hỗn hợp. Viết các PTHH xảy ra. Bài giải Câu 8. Cho một thanh sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M đến khi dung dịch không còn màu xanh. (a) Viết PTHH xảy ra. (b) Tính khối lượng kim loại sắt đã tham gia phản ứng và khối lượng đồng tạo thành. (c) Sau phản ứng thì khối lượng thanh sắt tăng hay giảm bao nhiêu gam? Giả thiết tất cả đồng sinh ra đều bám trên thanh sắt. Bài giải
Trang 66 ❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 9. (a) Kim loại có những tính chất vật lí chung nào? (b) Kim loại dẫn điện tốt nhất? Kim loại nào cứng nhất? Kim loại nào thể lỏng ở điều kiện thường? Bài giải Câu 10. Hãy viết các phương trình hóa học theo các sơ đồ phản ứng sau: (a) ................ + ....HCl ....MgCl2 + ....H2↑ (b) ................ + ....AgNO3 ....Cu(NO3)2 + ....Ag (c) ................ + ............ ....ZnO (d) ................ + Cl2 ....CuCl2 (e) ................ + S ....K2S Câu 11. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra gữa các cặp chất sau đây? (a) Kẽm + axit sunfuric loãng. (d) Kẽm + dung dịch bạc nitrat. (b) Natri + lưu huỳnh. (e) Canxi + clo. (c) Sắt + axit clohiđric. (g) Nhôm + oxi. Bài giải (a) (d) (b) (e) (c) (g) Câu 12. (a) Từ Mg hãy viết các phương trình điều chế ra MgO, MgS, MgCl2, MgSO4, Mg(NO3)2. (b) Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau: Mg, MgSO4, MgO, MgCO3. Bài giải

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.