Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên.GĐ3 M.02A.LEC.CBA.SKL.ROL.FS.OMP. CTĐM 30Apr2022 THỰC HÀNH QUẢN LÝ NGƯỜI BỆNH HEN PHẾ QUẢN TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ THEO NGUYÊN LÝ Y HỌC GIA ĐÌNH MÃ BÀI GIẢNG: CBA11. S3.11 MD - Đối tượng học tập: Sinh viên Bác sĩ Y khoa, năm thứ 5 - Số lượng: 50 sinh viên - Thời lượng: 4 tiết (200 phút) - Giảng viên biên soạn: + PGS.TS.BS. Nguyễn Phương Hoa (
[email protected]) + Ths.BS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (
[email protected]) - Giảng viên giảng dạy: Các giảng viên Bộ môn YHGĐ - Địa điểm giảng: Giảng đường - Mục tiêu học tập: Kiến thức: 1. Phân tích được các bước thu nhận quản lý điều trị người bệnh hen phế quản tại tuyến YTCS 2. Giải thích được qui định khám, chẩn đoán, quản lý điều trị người bệnh hen phế quản tại tuyến YTCS Kỹ năng: 1. Lựa chọn được cơ sở y tế quản lý điều trị cho người bệnh cụ thể. 2. Chỉ định được cận lâm sàng cần thiết 3. Chẩn đoán được các yếu tố nguy cơ, bệnh đồng mắc. 4. Chỉ định được phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh cụ thể (cá thể hóa) 5. Xác định được nguy cơ cấp cứu của người bệnh 1. Tình huống phân tích Tình huống 1: Bệnh nhân hen phế quản là nữ 34 tuổi, có biểu hiện trầm cảm sau sinh, không tuân thủ điều trị, 1 tuần nay khó thở ban đêm làm thức giấc, không làm việc bình thường được do khó thở. Câu hỏi 1. Tìm hiểu lí do không tuân thủ điều trị? 2. Ra quyết định về việc xử trí? 3. Tư vấn cho bệnh nhân những nội dung gì? 4. Quản lý điều trị bệnh nhân này tại tuyến YTCS theo nguyên lý YHGĐ như thế nào?
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên.GĐ3 M.02A.LEC.CBA.SKL.ROL.FS.OMP. CTĐM 30Apr2022 Tình huống 2: Bệnh nhân nam 19 tuổi, hen phế quản, được chỉ định điều trị ICS + LABA liều thấp hàng ngày. Bệnh nhân được quản lý điều trị tại bệnh viện tỉnh. Hai tháng nay bệnh nhân bình thường (không khó thở ban ngày và ban đêm, không cần dùng thuốc cắt cơn, sinh hoạt bình thường. Bệnh nhân muốn dừng điều trị do hiện tại không có triệu chứng gì và ngại đi khám lại do nhà xa bệnh viện tỉnh. Câu hỏi 1. Ra quyết định điều trị tiếp theo cho người bệnh? 2. Xác định được nguy cơ của người bệnh và đề xuất biện pháp dự phòng? 3. Tư vấn cho người bệnh những nội dung gì? 4. Quản lý điều trị bệnh nhân này tại tuyến YTCS theo nguyên lý YHGĐ như thế nào? Tình huống 3: Trong gia đình người bệnh hen phế quản, quản lý điều trị tại TYT, có người em ruột được chẩn đoán viêm mũi dị ứng, một tháng nay thỉnh thoảng có tức ngực và khó thở Câu hỏi 1. Tư vấn gì cho gia đình người bệnh? 2. Chỉ định cận lâm sàng gì cho người em? Tình huống 4: Trẻ gái, 6 tuổi, được chẩn đoán hen phế quản từ lúc 2 tuổi. Trẻ hay có triệu chứng ho, khò khè khi thay đổi thời tiết. Lần này trẻ xuất hiện khó thở về đêm, phải ngồi dậy để thở. Tình trạng khi khám: trẻ tỉnh, cân nặng 20kg; nói được câu ngắn; nhịp thở 42 lần/phút, rút lõm lồng ngực rõ. Khám phổi: khò khè lan tỏa, phổi nhiều rales rít, rales ngáy, SpO2: 94%. Câu hỏi 1. Chẩn đoán mức độ nặng của bệnh? 2. Xử trí thế nào tại trạm y tế (thuốc? theo dõi? chuyển tuyến?....) 2. Yêu cầu chuẩn bị tình huống, ca bệnh + câu hỏi cho nhóm sinh viên (ghi cụ thể chủ đề/tên bệnh, số lượng tình huống...) Mỗi nhóm sinh viên thảo luận trả lời 04 tình huống với chủ đề xác định bệnh 3. Yêu cầu về sản phẩm trình bày của nhóm (ghi cụ thể yêu cầu file word/ppt, cách thức trình bày, thời gian nộp...) − Kết quả trình bày: kết quả trình bày thảo luận nhóm được trình bày trên file ppt/pptx. Tất cả các nhóm đều phải có kết quả làm việc thể hiện qua phần trình bày sản phẩm chung của nhóm. − Mỗi nhóm sinh viên chuẩn bị 4 tình huống nêu trên. − Hình thức trình bày: thuyết trình − Thời gian trình bày: 8-10 phút/ một tình huống
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên.GĐ3 M.02A.LEC.CBA.SKL.ROL.FS.OMP. CTĐM 30Apr2022 − Thời gian phản hồi và thảo luận: 15 phút/ một tình huống + Sau khi sinh viên đại diện cho các nhóm trình bày kết quả, giảng viên sẽ nhận xét, đặt câu hỏi và phản hồi. + Các nhóm quan sát, nêu câu hỏi, nhận xét về kết quả nhóm đang trình bày. + Nhóm trình bày phản hồi, trả lời các câu hỏi + Giảng viên tổng kết cho phần làm việc và trình bày của mỗi nhóm Người thực hiện: Giảng viên chỉ định một sinh viên bất kỳ, sinh viên thuộc nhóm nào sẽ sử dụng laptop của nhóm đó, hoặc máy tính ở giảng đường để trình bày hoạt động nhóm. Nội dung trình bày: Trả lời tất cả các câu hỏi mà giảng viên đưa ra cho mỗi tình huống Các nhóm cần gủi bài trình bày cho giảng viên 24h trước buổi học (qua email hoặc nộp bài trên lms), mỗi tình huống từ 5-10 slide. 4. Tài liệu học tập (cho sinh viên) − Handout bài giảng − Phạm Lê Tuấn, Nguyễn Phương Hoa (2018). Thực hành YHGĐ trong chăm sóc ban đầu. Nhà xuất bản Y học (tr. 176-185) 5. Tài liệu tham khảo (cho sinh viên) Bộ môn nội (2020). Bệnh học nội khoa. Nhà xuất bản giáo dục (Bài Hen phế quản)