Content text 5. CHUYÊN ĐỀ TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC.docx
CHỦ ĐỀ TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC CHUYÊN ĐỀ TÁC DỤNG LÀM QUAY CỦA LỰC A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Lấy được ví dụ về chuyển động quay của một vật rắn quanh một trục cố định.- Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng. - Nêu được đặc điểm của moment lực. - Giải thích được cách vặn ốc. - Vận dụng được tác dụng làm quay của lực để giải thích một số ứng dụng trong đời sống lao động (cách uốn, nắn một thanh kim loại để chúng thẳng hoặc tạo thành hình dạng khác nhau). - Thiết kế phương án để uốn một thanh kim loại hình trụ nhỏ thành hình chữ O, L, U hoặc một vật dụng bất kì để sử dụng trong sinh hoạt. B. ÔN TẬP KIẾN THỨC I. Lực có thể làm quay vật Khi lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì có thể làm quay vật. II. Moment lực - Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. - Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một trục hay một điểm cố định được đặc trưng bằng mômen lực.
- Quy tắc mômen lực còn được áp dụng cho cả trường hợp vật không có trục quay cố định nếu như trong một tình huống cụ thể nào đó ở vật xuất hiện trục quay. - Mômen lực có thể liên hệ với độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực: + Lực càng lớn, momen lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn. + Giá của lực càng xa trục quay, momen lực càng lớn, tác dụng làm quay càng lớn. Công thức tính Moment lực: M = F.d Trong đó: F là lực tác dụng (N) d là cánh tay đòn (m)
C. LUYỆN KỸ NĂNG Câu 1: So sánh moment của lực F 1 , moment của lực F 2 trong các hình 18.4a và hình 18.4b. Hướng dẫn giải Hình 18.4a: độ lớn lực F1 và F2 bằng nhau, khoảng cách giá của lực F2 cách xa trục quay hơn lực F1 moment lực F2 lớn hơn F1 Hình 18.4b: độ lớn lực F1 nhỏ hơn F2 bằng nhau, khoảng cách giá của 2 lực đến trục quay là như nhau moment lực F2 lớn hơn F1 Câu 2: Khi tháo đai ốc ở các máy móc thiết bị, người thợ cần dùng dụng cụ là cờ lê. a) Hãy chỉ ra vật chịu lực tác dụng làm quay và lực làm quay trong trường hợp này là gì? b) Nếu ốc quá chặt, người thợ thường phải dùng thêm 1 đoạn ống thép để nối dài thêm cán của chiếc cờ lê. Giải thích cách làm này. Hướng dẫn giải a) Vật chịu lực tác dụng làm quay là cơ lê và đai ốc; và lực làm quay vật trong trường hợp này là moment xoắn. b) Nếu ốc quá chặt, người thợ thường phải dùng thêm một đoạn ống thép để nối dài thêm cán của chiếc cờ lê vì khi đó cánh tay đòn dài ra, lực tác động cũng sẽ tăng lên. Câu 2: Em hãy chỉ rõ vật quay, trục quay của vật và mô tả lực tác dụng làm quay vật trong hình . Hướng dẫn giải
Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào độ lớn của lực, lực cánh tay đòn.Trục quay tại điểm O, vật quay là máy chèo. Câu 3: Kìm cộng lực là một dụng cụ dùng để cắt các đoạn sắt thép. Vì sao chúng có tay cầm dài hơn bình thường? Hướng dẫn giải Kìm cộng lực thường có tay cầm dài hơn bình thường nhằm tạo lực cắt lớn hơn vì tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào độ lớn của lực tác dụng và cánh tay đòn. Câu 4: Tác dụng cùng một lực F vào cờ lê theo hai cách như hình dưới. Cách nào có thể tháo lắp được bu lông vì sao? Hướng dẫn giải Cách ở hình b có thể tháo lắp được bu lông vì có phương vuông góc với trục quay và không đi qua trục quay. Câu 5. Một học sinh tác dụng một lực có độ lớn 5N vào tay nắm của cánh cửa theo phương vuông góc với trục quay của bản lề cửa. Khoảng cách từ tay nắm cửa đến bản lề là 80 cm. Moment lực tác dụng lên cánh cửa có giá trị bằng bao nhiêu? Biết M = F.d (Trong đó F là lực tác dụng, d là khoảng cách từ trục đến điểm tác dụng lực) Hướng dẫn giải M = 4 N.m