Content text 62. Cụm Bắc Ninh (Lần 4) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx
Trang 3/5 – Mã đề 056 Nhiệt tạo thành chuẩn của một số chất được cho trong bảng sau: Chất Na 2 CO 3 (s) NaHCO 3 (s) CO 2 (g) H 2 O(g) Δ f (kJ/mol) -1130,70 -950,81 -393,51 -241,80 a) Phương trình hóa học chuyển hóa NaHCO 3 thành Na 2 CO 3 là 2NaHCO 3 (s) → Na 2 CO 3 (s) + CO 2 (g) + H 2 O(s). b) Ở giai đoạn làm lạnh, NaHCO 3 được tách biệt bằng phương pháp kết tinh. c) Ammonia và carbon dioxide được sử dụng quay vòng trong quá trình sản xuất. d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng: 2NaHCO 3 (s) → Na 2 CO 3 (s) + CO 2 (g) + H 2 O(g) là 1402,17 kJ (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm). Câu 20: Enzyme amylase là một protein có khả năng xúc tác cho phản ứng thủy phân tinh bột. Hoạt tính xúc tác của enzyme càng cao thì phản ứng thủy phân tinh bột diễn ra càng nhanh. Hoạt tính xúc tác của enzyme phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, pH … Một nhóm học sinh đưa ra giả thuyết “nhiệt độ càng tăng thì tốc độ phản ứng thủy phân tinh bột nhờ xúc tác của enzyme amylase xảy ra càng nhanh”. Từ đó, học sinh tiến hành thí nghiệm ở pH không đổi (pH = 7) tại các nhiệt độ 20°C; 30°C; 40°C; 50°C; 60°C; 70°C để kiểm tra dự đoán trên như sau: • Bước 1: Thêm 2,0 mL dung dịch một loại enzyme amylase vào một ống nghiệm chứa 5,0 mL dung dịch có vai trò duy trì ổn định pH = 7 ở 20°C. • Bước 2: Thêm tiếp 2,0 mL dung dịch tinh bột vào ống nghiệm trên, lắc đều. • Bước 3: Sau khoảng mỗi 10 giây, dùng ống hút lấy 1 - 2 giọt hỗn hợp phản ứng trong ống nghiệm và cho vào đĩa sứ chứa sẵn dung dịch iodine, quan sát để từ đó xác định thời gian tinh bột thủy phân hết. Lặp lại thí nghiệm theo ba bước trên, chỉ thay đổi nhiệt độ trong bước 1 lần lượt là 30°C; 40°C; 50°C; 60°C; 70°C. Nhóm học sinh ghi lại kết quả thời gian t (giây) mà tinh bột thủy phân hết trong môi trường pH = 7 và vẽ đồ thị như hình bên. a) Trong các nhiệt độ được khảo sát thì tốc độ phản ứng thủy phân tinh bột nhờ xúc tác enzyme amylase xảy ra nhanh nhất ở nhiệt độ 37°C. b) Theo số liệu trên, phản ứng thủy phân tinh bột ở 40°C diễn ra chậm hơn ở 60°C. c) Kết quả thí nghiệm chứng minh giả thuyết nghiên cứu ở trên của nhóm học sinh trong khoảng từ 20°C đến 70°C là sai. d) Ở bước 3, dung dịch iodine chuyển sang màu xanh tím nghĩa là tinh bột chưa thủy phân hết.
Trang 4/5 – Mã đề 056 Câu 21: Lactose, còn gọi là đường sữa, là một loại đường disaccharide được tạo thành từ một phân tử glucose và một phân tử galactose liên kết với nhau. Lactose chủ yếu được tìm thấy trong sữa và các sản phẩm từ sữa, như phô mai và sữa chua. Đây là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, đặc biệt là cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa lactose do thiếu enzyme lactase, dẫn đến tình trạng không dung nạp lactose, gây ra các triệu chứng như đầy bụng và tiêu chảy khi tiêu thụ các sản phẩm chứa lactose. Trong công nghiệp thực phẩm, lactose được sử dụng như một chất làm ngọt nhẹ và cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lên men các sản phẩm từ sữa. Cho công thức cấu tạo của lactose như bên: a) Lactose có phản ứng với thuốc thử Tollens khi đun nóng. b) Độ tan trong nước của lactose ở 60°C là 37,2 gam/100 gam H 2 O; ở 25°C là 18,9 gam/100 gam H 2 O. Khi làm nguội 274,4 gam dung dịch lactose bão hoà ở 60°C xuống 25°C thì tách ra 36,6 gam lactose (làm tròn kết quả đến hàng phần chục). c) Công thức phân tử của lactose là C 12 H 22 O 11 . d) Thủy phân 1 phân tử lactose trong môi trường acid thu được 2 phân tử glucose. Câu 22: Khi tiến hành thí nghiệm cho mẩu kim loại Na vào cốc H 2 O (dư) ở nhiệt độ thường có nhỏ thêm vài giọt phenolphthalein. a) Trong phản ứng trên sodium đóng vai trò là chất bị khử. b) Nước trong cốc từ không màu chuyển sang màu hồng. c) Phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên là: 2Na(s) + 2H 2 O(l) → 2NaOH(aq) + H 2 (g). d) Cho 4,6 gam kim loại Na tác dụng với nước dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được tối đa V lít khí H 2 (đkc). Giá trị của V là 2,479 lít. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28. Câu 23: Hình ảnh dưới đây mô tả về sự ăn mòn của gang, thép trong không khí ẩm: Cho các phát biểu sau về quá trình ăn mòn trên: (1) Dạng ăn mòn chủ yếu là ăn mòn hóa học. (2) Khi xảy ra sự ăn mòn, carbon đóng vai trò là cực âm (anode) và iron (sắt) là cực dương (cathode). (3) Khi xảy ra sự ăn mòn, oxygen đóng vai trò là chất oxi hoá. (4) Nếu gang, thép được ngâm trong dầu hỏa hoặc dầu nhờn sẽ chống được ăn mòn. (5) Khi xảy ra ăn mòn, có sự di chuyển electron từ điện cực iron (sắt) sang điện cực carbon. Các nhận định đúng gồm những nhận định nào? (Liệt kê theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, ví dụ 123; 234;.). Câu 24: Thủy phân chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được glycerol và muối sodium oleate (muối duy nhất). Phân tử khối của chất béo X là bao nhiêu? (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị) Câu 25: Thuốc Ritalin là chất kích thích hệ thần kinh trung ương được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị rối loạn tăng động, giảm chú ý và chứng ngủ rũ. Mỗi viên thuốc ritalin chứa 10 mg methylphenidate hydrochloride được điều chế theo sơ đồ sau: