Content text DEMO Q722.pdf
Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Lịch sử và Địa lí 7 góp phần rèn luyện phẩm chất yêu nước và trách nhiệm cho học sinh MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU........................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................3 2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................4 5. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến.........................................................4 B. NỘI DUNG.....................................................................................................5 1. Cơ sở lý luận................................................................................................5 2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................6 3. Biện pháp thực hiện.....................................................................................8 Biện pháp 1. Tổ chức hoạt động vẽ tranh lịch sử nhằm phát huy phẩm chất yêu nước của học sinh .......................................................................................8 Biện pháp 2. Làm mô hình tái hiện lịch sử nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm trong bảo tồn giá trị lịch sử dân tộc ......................................................11 Biện pháp 3. Tổ chức các buổi biểu diễn kịch lịch sử nhằm phát huy phẩm chất yêu nước của học sinh..............................................................................14 Biện pháp 4. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Lịch sử để nắm vững kiến thức bài học và áp dụng vào thực tiễn.............................................................17 Biện pháp 5. Tổ chức các dự án nghiên cứu nhỏ về lịch sử địa phương nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm bảo vệ di sản địa phương .....................19 4. Hiệu quả của sáng kiến..............................................................................21 5. Điều kiện cần thiết để thực hiện sáng kiến...............................................24 6. Khả năng áp dụng và nhân rộng sáng kiến................................................24 C. KẾT LUẬN ..................................................................................................24 1. Kết luận .....................................................................................................24 2. Đề xuất, kiến nghị .....................................................................................25 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................26 PHỤ LỤC..........................................................................................................26
Biện pháp 1. Tổ chức hoạt động vẽ tranh lịch sử nhằm phát huy phẩm chất yêu nước của học sinh * Mục đích: Mục đích của biện pháp này là nhằm mục đích khơi dậy tình yêu đối với quá khứ hào hùng của dân tộc trong lòng học sinh. Qua việc vẽ tranh tái hiện những sự kiện, nhân vật lịch sử bằng hình ảnh, các em không chỉ củng cố kiến thức đã học mà còn được rèn luyện khả năng tư duy, tưởng tượng và thể hiện tình cảm của mình đối với lịch sử dân tộc. * Nội dung và cách thực hiện: Để thực hiện hiệu quả hoạt động này, tôi đã tiến hành các bước sau: Bước 1: Chia nhóm và phân công nhiệm vụ Trước khi bắt đầu hoạt động, tôi chia lớp thành các nhóm và phân công cho mỗi nhóm một chủ đề hoặc nhân vật lịch sử cụ thể để nghiên cứu và vẽ tranh. Bước 2: Hướng dẫn và chuẩn bị Tôi giải thích nhiệm vụ vẽ tranh cho từng nhóm, nêu rõ yêu cầu và tiêu chí đánh giá (sáng tạo, chính xác, khả năng trình bày). Bước 3: Thực hiện vẽ tranh Học sinh bắt đầu vẽ tranh, hoàn thiện các chi tiết cần thiết. Trong quá trình đó, tôi di chuyển quanh lớp để hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Bước 4: Trình bày và thảo luận Sau khi hoàn thành, mỗi nhóm trình bày về nội dung và ý nghĩa của bức tranh. Các nhóm khác lắng nghe và đóng góp ý kiến để làm rõ thêm các chi tiết. Bước 5: Đánh giá và khen ngợi Tôi đánh giá và khen ngợi các nhóm dựa trên tiêu chí đã đề ra. Đồng thời, khen thưởng nhóm có bài trình bày xuất sắc. Ví dụ 1: Để giúp học sinh tiếp thu kiến thức nội dung Bài 7: Các thành tựu văn hoá chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỷ XII đến giữa thế kỷ XIX, trang 30, Lịch sử và Địa lý 7, Chân trời sáng tạo, tôi tổ chức cho học sinh vẽ tranh về các thành tựu nổi bật của văn hoá Trung Quốc từ thế kỷ XII đến giữa thế kỷ XIX
Ở tiết trước, tôi chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học sinh, các nhóm sẽ chịu trách nhiệm vẽ tranh về một lĩnh vực cụ thể: + Nhóm 1: Nho giáo + Nhóm 2+3: Văn hóa, sử học + Nhóm 4+5: Kiến trúc +Nhóm 6: Điêu khắc Sau khi đã ổn định các nhóm, tôi giải thích nhiệm vụ vẽ tranh cho từng nhóm, nhấn mạnh rằng mỗi nhóm cần tìm hiểu và vẽ một bức tranh minh họa cho thành tựu nổi bật của lĩnh vực được giao. Đến tiết học, tôi cho các nhóm khoảng 20-30 phút để hoàn thiện bức tranh của mình, nếu cần thiết, học sinh có thể hoàn thiện các chi tiết cuối cùng. Trong quá trình này, tôi di chuyển quanh lớp, hỗ trợ và khuyến khích học sinh khi cần thiết. Sau khi hoàn thành, mỗi nhóm lên trình bày bức tranh của mình, giải thích về các thành tựu nổi bật của lĩnh vực được giao. Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi hoặc đóng góp ý kiến để làm rõ thêm các chi tiết. Cuối cùng, tôi đánh giá và khen ngợi các nhóm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình qua các tiêu chí như tính sáng tạo, độ chính xác và khả năng trình bày. Ví dụ 2: Để giúp học sinh tiếp thu kiến thức nội dung Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009), trang 51, Lịch sử và Địa lý 7, Chân trời sáng tạo, tôi tổ chức vẽ chân dung các nhân vật lịch sử tiêu biểu của 3 thời kỳ Ngô - Đinh - Tiền Lê
Biện pháp 2. Làm mô hình tái hiện lịch sử nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm trong bảo tồn giá trị lịch sử dân tộc * Mục đích: Thực hiện biện pháp này nhằm mục đích khơi gợi và củng cố tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn các giá trị lịch sử quý báu của đất nước. Thông qua việc tái hiện lại các sự kiện, công trình lịch sử dưới dạng mô hình, học sinh không chỉ được trải nghiệm, khám phá lịch sử một cách sinh động và thực tế, mà còn được giáo dục về ý thức bảo tồn, tôn trọng và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. * Nội dung và cách thực hiện: Với mong muốn khơi dậy lòng tự hào dân tộc và khuyến khích các em có trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo tồn những di sản quý báu, tôi đã tiến hành biện pháp này qua những bước sau: Bước 1: Chia nhóm và phân công nhiệm vụ Tôi chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm đảm nhận một chủ đề hoặc giai đoạn lịch sử cụ thể. Bước 2: Cung cấp tài liệu và hướng dẫn Tôi cung cấp cho học sinh các tài liệu tham khảo, hình ảnh và hướng dẫn chi tiết về cách tìm kiếm thông tin, xây dựng mô hình và trình bày. Bước 3: Thực hiện mô hình Học sinh sử dụng các vật liệu đơn giản để tạo ra mô hình tái hiện lại sự kiện lịch sử. Trong quá trình thực hiện, tôi quan sát và hỗ trợ học sinh khi cần thiết. Bước 4: Trình bày và thảo luận Mỗi nhóm sẽ trình bày mô hình của mình trước lớp. Trong quá trình trình bày, học sinh cần giải thích ý nghĩa lịch sử của mô hình, các khó khăn gặp phải và những bài học rút ra. Sau đó, các nhóm khác sẽ đặt câu hỏi và cùng nhau thảo luận. Bước 5: Đánh giá Tôi sẽ đánh giá mô hình và đưa ra nhận xét dựa trên các tiêu chí như tính sáng tạo, sự chính xác của thông tin, khả năng trình bày và làm việc nhóm.