PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Chương 8-Một số yếu tố xác xuất-Bài 2-Xác suất của biến cố-ĐỀ BÀI.docx

Một số yếu tố thống kê và xác suất 9 - Chương 8: Một số yếu tố xác suất – Tự luận có lời giải Chân Trời Sáng Tạo BÀI 2 XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ 1. Kết quả đồng khả năng Các kết quả có thể xảy ra của một phép thử có khả năng xuất hiện như nhau được gọi là đồng khả năng. 2. Xác suất của biến cố Giả thiết rằng các kết quả có thể xảy ra của một phép thử là đồng khả năng. Khi đó, xác suất của biến cố A , kí hiệu PA , bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố và tổng số kết quả có thể xảy ra.   nA PA n  Trong đó: + nA là số các kết quả thuận lợi cho A . + n là số các kết quả có thể xảy ra. Chú ý: Để tính xác suất của biến cố A , ta thực hiện các bước sau:  Bước 1: Xác định n là số các kết quả có thể xảy ra.  Bước 2: Kiểm tra tính đồng khả năng của các kết quả.  Bước 3: Kiểm đếm số các kết quả thuận lợi cho biến cố A .  Bước 4: Tính xác suất của biến cố A bằng công thức   nA PA n 


Một số yếu tố thống kê và xác suất 9 - Chương 8: Một số yếu tố xác suất – Tự luận có lời giải Chân Trời Sáng Tạo b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau: P: “Trong hai điểm chọn ra, có điểm A”; Q: “Trong hai điểm chọn ra, không có điểm C”. Bài 11. Một bó hoa gồm 3 bông hoa màu đỏ và 1 bông hoa màu vàng. Bạn Trúc Linh chọn ngẫu nhiên 2 bông hoa từ bó hoa đó. a) Liệt kê các cách chọn mà bạn Trúc Linh thực hiện. b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau: R: “Trong 2 bông hoa được chọn, có đúng 1 bông hoa màu đỏ”; T: “Trong 2 bông hoa được chọn, có ít nhất 1 bông hoa màu đỏ”. BÀI TẬP RÈN LUYỆN Bài 12. Bạn Tùng gieo một con xúc xắc liên tiếp hai lần.  Xét các biến cố sau: E: “Cả hai lần gieo con xúc xắc đều xuất hiện mặt có số chấm là số nguyên tố” F: “Cả hai lần gieo con xúc xắc đều không xuất hiện mặt có số chấm là số chẵn” a) Phép thử là gì? b) Giả sử số chấm xuất hiện trên con xúc xắc trong lần gieo thứ nhất,  thứ hai tương ứng là 2 và 5 chấm.  Khi đó,  biến cố nào xảy ra? Biến cố nào không xảy ra? Bài 13. Bạn Hoàng lấy ngẫu nhiên một quả cầu từ một túi đựng hai quả cầu gồm một quả màu đen và một quả màu trắng,  có cùng khối lượng và kích thước. Bạn Hải rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ một hộp đựng 3 tấm thẻ A, B, C.  a) Mô tả không gian mẫu của phép thử.  b) Xét các biến cố sau: E:”Bạn Hoàng lấy được quả cầu màu đen” F:”Bạn Hoàng lấy được quả cầu màu trắng và bạn Hải không rút được tấm thẻ A”.  Hãy mô tả các kết quả thuận lợi cho hai biến cố E và F.  Bài 14. Bạn An gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất. Bạn Trung tung một đồng xu cân đối và đồng chất. So sánh khả năng xảy ra của các biến cố sau: A: “An gieo được mặt có chẵn chấm”; B: “An gieo được mặt có 2 chấm”; C: “Trung tung được mặt sấp”. Bài 15. Một hộp chứa 4 tấm thẻ cùng loại được đánh số 1; 4; 7; 9. Bạn Khuê và bạn Hương lần lượt mỗi người lấy ra 1 tấm thẻ từ hộp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Tích các số ghi trên 2 tấm thẻ là số lẻ”; B: “Tổng các số ghi trên 2 tấm thẻ là số lẻ”; C: “Số ghi trên tấm thẻ của bạn Khuê nhỏ hơn số ghi trên tấm thẻ của bạn Hương”.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.