Content text Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh lớp 5.docx
Luận Văn Việt - Sáng kiến kinh nghiệm môn Tiếng Anh Tiểu học _________________________________________________________________________ 2 GV: Trần Thị Hương Trà - Trường Tiểu học Trần Phú điều khiển tạo cho học sinh hứng thú làm việc, không có cảm giác nhàm chán. Học sinh phải hứng thú với các hoạt động, luôn có nhu cầu giao tiếp, vận dụng và hợp tác với bạn bè. Chính vì điều đó mà tôi mạnh dạn chọn đề tài Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh lớp 5 để nghiên cứu. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài - Đề tài góp phần đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên có thể chủ động trong việc hướng dẫn học sinh hoạt động nhóm. Học sinh tự tin, hợp tác tích cực hơn trong quá trình học tập, đồng thời có cơ hội thể hiện bản thân cũng như thực hành được kĩ năng nghe và nói nhiều hơn. - Nêu được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động nhóm trong việc dạy học; Nghiên cứu thực trạng học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học Trần Phú và chỉ ra một số biện pháp, kĩ năng nhằm giúp giáo viên và học sinh thực hiện tốt và có hiệu quả hoạt động nhóm trong quá trình dạy và học. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số kĩ năng hoạt động nhóm trong giờ học tiếng Anh. 4. Giới hạn của đề tài Thái độ và chất lượng học tập của học sinh lớp 5A, 5B môn Tiếng Anh trường Tiểu học Trần Phú năm học 2016 - 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động. - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục II. Phần nội dung 1. Cơ sở lý luận Mục tiêu giáo dục tiểu học là bước đầu đào tạo ra những chủ thể biết chủ động, sáng tạo, sớm thích nghi, hòa nhập với thế giới xung quanh và góp phần vào phát triển đất nước trong tương lai. Vì vậy, việc dạy và học môn Tiếng Anh trong trường tiểu học hiện nay được các cấp quan tâm và chú trọng. Ngày 30/9/2008 Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định số 1400/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân” (Đề án 2020) với mục tiêu “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Với tinh thần