Content text 56 . Đề thi thử TN THPT Sinh Học 2024 - SỞ GIÁO DỤC LẠNG SƠN.docx
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN (Đề thi có __ trang) KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Bài thi: KHTN ; Môn thi: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .......................................................................... Câu 1: Trong quá trình phát triển của sinh giới, thực vật có hạt phát sinh ở A. đại trung sinh. B. đại tân sinh. C. đại nguyên sinh. D. đại cổ sinh. Câu 2: Theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào sau đây cho đời con có ưu thế lai cao nhất? A. AABB × AABB. B. aabb × AABB. C. aaBB × AABB. D. AAbb × aabb. Câu 3: Nhân tố tiến hóa có thể loại bỏ alen quy định tính trạng có lợi ra khỏi quần thể sinh vật là? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến. Câu 4: Trong nhân đôi ADN, enzim có vai trò nối các đoạn Okazaki với nhau là? A. Ligaza. B. ARN polimeraza. C. Helicaza. D. ADN polimeraza. Câu 5: Ví dụ về cơ quan thoái hóa ở người là A. Xương cùng. B. Răng cửa. C. Răng trước hàm. D. Xương đốt cổ. Câu 6: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đột biến gen được gọi là đột biến điểm khi xảy ra thay đổi ở một hay một số cặp nucleotit. II. Đột biến gen làm thay đổi trên cả gen và mARN nhưng có thể không gây ra thay đổi trong protein. III. Đột biến gen có thể xảy ra ngay cả khi ADN không nhân đôi. IV. Đột biến gen xảy ra trong giảm phân luôn di truyền cho đời con. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 7: Khi nghiên cứu về hoạt động của Operon Lac ở ba chủng vi khuẩn E.coli người ta thu được bảng kết quả ngắn gọn như sau: Mã đề thi: ……
(+: sản phẩm được tạo ra; -: sản phẩm không được tạo ra hoặc tạo ra không đáng kể) Khi rút ra kết luận từ bảng, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Có hai chủng bị lãng phí vật chất và năng lượng bởi phiên mã không kiểm soát. B. Chủng 1 có Operon Lac hoạt động một cách bình thường. C. Chủng 2 có thể đã bị đột biến trong các gen Z, Y, A khiến chúng tăng phiên mã. D. Có thể vùng khởi động P của gen điều hòa ở chủng 3 đã bị mất chức năng. Câu 8: Sự thụ tinh giữa giao tử (n - 1) với giao tử đơn bội (n) hình thành đột biến dạng: A. thể ba. B. thể tứ bội. C. thể một. D. thể tam bội. Câu 9: Ở đậu Hà Lan, tính trạng màu sắc hoa do 1 gen nằm trên NST thường quy định, alen A - hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a - hoa trắng. Cho 2 cây thuần chủng: hoa đỏ × hoa trắng thu được F1 có 100% cây hoa đỏ, cho cây F1 giao phấn thu được F2 gồm 1000 cây. Theo lí thuyết, trong số cây F2, cây hoa đỏ thuần chủng có số lượng là A. 250. B. 750. C. 100. D. 500. Câu 10: Thành tựu nào sau đây là của tạo giống bằng phương pháp công nghệ gen? A. Tạo giống lợn có ưu thế lai cao. B. Tạo giống dâu tằm tứ bội. C. Tạo giống cừu sản xuất protein người. D. Tạo cừu Đôly. Câu 11: Thế hệ xuất phát của một quần thể tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen là 0,1AA:0,4Aa:0,5aa. Theo lí thuyết, ở thế hệ F3, loại kiểu gen aa chiếm tỉ lệ A. 50%. B. 60%. C. 65%. D. 67,5%. Câu 12: Ở chuột, D quy định lông xám trội hoàn toàn so với d quy định lông đen, gen nằm trên NST thường. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho kết quả con lai có tỉ lệ phân li kiểu hình 1 lông xám : 1 lông đen? A. Dd × Dd. B. DD × Dd. C. Dd × dd. D. DD × dd. Câu 13: Phiên mã là quá trình tổng hợp A. Protein. B. Axit amin. C. ARN. D. ADN. Câu 14: Ba cặp gen không alen A, a; B, b; D, d nằm trên 3 NST thường quy định 3 tính trạng khác nhau. Theo lí thuyết, phép lai P: AaBbDd × AabbDD cho đời con có kiểu gen AAbbDD chiếm tỉ lệ:
A. 1/4. B. 1/2. C. 1/8. D. 1/16. Câu 15: Codon nào sau đây mã hóa cho axit amin mở đầu? A. 5’ AUU 3’. B. 5’ AUX 3’. C. 5’ AUA 3’. D. 5’ AUG 3’. Câu 16: Ở chuột, A - lông xám trội hoàn toàn so với a - lông đen; B - đuôi dài trội hoàn toàn so với b - đuôi ngắn. 2 gen nằm trên một cặp NST thường, hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới với tần số bằng 20%. Theo lí thuyết, phép lai P: AB//ab × AB//ab cho đời con có kiểu hình lông xám, đuôi dài chiếm A. 51%. B. 9%. C. 16%. D. 66%. Câu 17: Ví dụ về cơ quan tương đồng là A. Vây cá voi và vây cá chép. B. Cánh tay người và vây cá voi. C. Cánh tay người và cánh bướm. D. Cánh bướm và vây cá voi. Câu 18: Ở người, kiểu dáng tóc do 1 gen có 2 alen nằm trên NST thường quy định, trong đó A - tóc xoăn trội hoàn toàn so với a - tóc thẳng. Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số người tóc thẳng là 4%. Tần số người có kiểu gen đồng hợp trội (AA) trong quần thể này là A. 64%. B. 68%. C. 36%. D. 32%. Câu 19: Đối tượng sinh vật nào có cơ chế xác định giới tính bằng NST cái XX, đực XO? A. Gà. B. Ếch. C. Ruồi giấm. D. Châu chấu. Câu 20: Trường hợp nào sau đây là đột biến điểm? A. Gen bị mất 2 cặp A - T. B. Gen bị thay thế 2 cặp A - T thành 2 cặp G - X. C. Gen bị mất 1 cặp A - T. D. Gen bị thêm 3 cặp G - X. Câu 21: Một loài thực vật có 3 cặp NST được kí hiệu Aa, Bb và Dd. Trong các cơ thể có bộ NST có bao nhiêu thể lệch bội? I. AAaaBBbbDDdd. II. AaaBBbDDd. III. AbbDd. IV. AaaBBbDDD. V. AaBbbDd. VI. AAaBbDD. A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 22: Chứng động kinh là do 1 đột biến điểm ở 1 gen trong ti thể. Một người vợ bình thường kết hôn với một người chồng mắc chứng động kinh sinh 1 người con trai và 1 người con gái. Phát biểu nào dưới đây đúng về 2 người con này? A. Con trai mắc động kinh, con gái bình thường. B. Cả con trai và con gái đều mắc chứng động kinh.