PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text ĐỀ 2 - Kiểm tra cuối Học kì 1 - Vật Lí 10 - Form 2025 (Dùng chung 3 sách).docx

ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 10 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Chọn phát biểu sai? Sai số dụng cụ ΔA’ có thể A. lấy nửa độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ. B. được tính theo công thức do nhà sản xuất quy định C. lấy bằng một độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ. D. loại trừ bằng cách hiệu chỉnh khi đo. Câu 2: Khi nào độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau? A. Khi vật chuyển động thẳng, có đổi chiều. B. Khi vật chuyển động tròn. C. Khi vật chuyển động cong. D. Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều. Câu 3: Biển báo trên có ý nghĩa gì? A. Điện cao áp. B. Chất phóng xạ. C. Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt. D. Cảnh báo nguy cơ chất độc Câu 4: Một người tập thể dục chạy trên đường thẳng trong 10 phút. Trong 4 phút đầu chạy với vận tốc 4 m/s, trong thời gian còn lại giảm vận tốc còn 3 m/s. Tính tốc độ trung bình trên cả quãng đường chạy. A. 50 km/h. B. 12,24 km/h. C. 36 km/h. D. 48 km/h. Câu 5: Một chất điểm bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau thời gian 3 s vận tốc đạt 15 m/s. Gia tốc của chất điểm đó là: A. 25 m/s 2 . B. 5 m/s 2 . C. 1 m/s 2 . D. 10 m/s 2 . Câu 6: Một vật chuyển động thẳng có đồ thị vận tốc theo thời gian như hình vẽ. Quãng đường vật đi được trong giai đoạn chậm dần đều là A. 200 m. B. 400 m. C. 800 m. D. 600 m. t(s) v(m/s) 20406080 20 40 30 10 O Câu 7: Một vật rơi tự do không vận tốc đầu, sau 4 s vật chạm đất. Lấy g = 10 m/s 2 . Tốc độ của vật khi chạm đất là A. 0,4 m/s B. 40 m/s. C. 20 m/s. D. 2,5 m/s. Câu 8: Từ một mỏm đá có độ cao h so với mặt nước biển, một người ném một hòn sỏi với tốc độ v 0 = 10 m/s theo phương ngang, hòn sỏi rơi chạm mặt nước biển sau 12 s. Tầm xa của hòn sỏi là A. 120 m. B. 10 m. C. 12 m. D. 100 m. Câu 9: Một người đẩy chiếc xe trượt có khối lượng 250 kg bằng một lực F→ theo phương ngang có độ lớn không đổi F = 125 (N) qua mặt hồ đóng băng. Bỏ qua ma sát, gia tốc của xe trượt là A. 0,5 m/s 2 . B. 12,5 m/s 2 . C. 0,8 m/s 2 . D. 2,0 m/s 2 . Câu 10: Hình vẽ bên mô tả các lực tác dụng lên một vật đang chuyển động với vận tốc v trên mặt bàn nằm ngang. Các lực 1F→ và 2F→ trong hình vẽ là lực gì? A. Lực 1F→ là lực ma sát và 2F→ là trọng lực 1F3F 2F N v Mã đề thi: 2
B. Lực là trọng lực và là lực ma sát. C. Lực và là trọng lực D. Lực và là lực ma sát. Câu 11: Vật m = 20 kg được giữ vào tường nhờ sợi dây treo AC và thanh nhẹ AB. Cho α = 45 0 ; β = 600. Lấy g = 10 m/s 2 . Lực căng dây T có độ lớn là A. 669,2 N. B. 546,4 N. C. 146,4 N. D. 683 N.   A B C Câu 12: Một quả bóng khối lượng 200 g bay với vận tốc 90 km/h đến đập vuông góc vào tường rồi bật ngược trở lại theo phương cũ với tốc độ 54 km/h. Thời gian va chạm giữa bóng và tường là 0,05s. Độ lớn lực của tường tác dụng lên quả bóng là A. 210 N. B. 200 N. C. 120 N. D. 160 N. Câu 13: Một vật có khối lượng 500g đặt ở nơi có gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s 2 . Trọng lực tác dụng lên vật có độ lớn là A. 5000 N. B. 500 N. C. 5 N. D. 50 N. Câu 14: Một thùng gỗ khối lượng 10 kg được treo vào một sợi dây nằm cân bằng trên mặt phẳng nghiêng 600 so với phương thẳng đứng. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10 m/s 2 . Lực căng dây T có độ lớn là? (lấy g = 9,8 m/s 2 ) A. 49 N. B. 84,87 N. C. 98 N. D. 100 N. 0 60 Câu 15: Dùng lực kéo nằm ngang 100000 N kéo tấm bê tông 20 tấn chuyển động thẳng đều trên mặt đất. Cho g = 10 m/s 2 . Hệ số ma sát giữa bê tông và đất là A. 0,5 B. 0,05 C. 0,02 D. 0,2 Câu 16: Đẩy một thùng khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát giữa thùng và mặt sàn là 0,35. Lấy g = 10 m/s 2 . Gia tốc của thùng có độ lớn là A. 5 m/s 2 . B. 0,74 m/s 2 . C. 7,4 m/s 2 . D. 0,5 m/s 2 . Câu 17: Thể tích của một miếng sắt là 2 dm 3 . Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m 3 . Lấy g = 10 m/s 2 . Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước có độ lớn là A. 25 N. B. 20 N. C. 10 N. D. 15 N. Câu 18: Một khinh khí cầu đang bay lên nhanh dần đều theo phương thẳng đứng với gia tốc 3 m/s 2 . Biết trời không có gió và tổng khối lượng của người và khinh khí cầu là 350 kg, lấy g =10 m/s 2 . Lực nâng của khinh khí cầu là A. 3250 N. B. 2450 N. C. 4550 N. D. 3500 N. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Mỗi câu ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Để tính toán gia tốc rơi tự do tại một địa điểm trên Trái Đất, một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm được mô tả như sau: B 1 : Cho quả dọi dính vào một nam châm điện được treo ở vị trí cao nhất B 2 : Nhấn nút để ngắt điện nam châm, nam châm thả quả dọi xuống và máy đếm bắt đầu đếm từ t = 0 s B 3 : Quả dọi đi qua hai cổng quang học, máy đếm ghi lại thời điểm quả dọi đi qua mỗi cổng Sau khi thực hiện thí nghiệm, máy đếm hiển thị kết quả: t 1 = 0,20196 s, t 2
= 0,31933 s. Biết khoảng cách giữa vị trí treo quả dọi tới cổng phía trên là 20 cm. Bỏ qua sai số phép đo. Chọn tính đúng sai của các phát biểu sau: Phát biểu Đún g Sai a) Kết quả của phép đo bị thay đổi đáng kể khi ta thay đổi khối lượng quả dọi b) Vận tốc của quả dọi khi thí nghiệm biến theo theo hàm bậc 2 của thời gian c) Gia tốc trọng trường tính toán được từ dữ kiện của t 1 xấp xỉ 9,8068 m/s 2 d) Khoảng cách giữa hai cổng quang học là 30 cm Câu 2: Một nhà du hành vũ trụ có khối lượng 70 kg khi ở trên Trái Đất. Khi lên đến mặt trăng, nhà du hành phải mặc thêm một bộ đồ bảo hộ có khối lượng 41 kg để đảm bảo an toàn. Biết gia tốc trọng trường tại Trái đất là g = 9,8 m/s 2 , tại mặt trăng là g’ = g/6. Chọn tính đúng sai của các phát biểu sau: Phát biểu Đún g Sai a) Gia tốc trọng trường tác dụng lên vật phụ thuộc vào vị trí địa lý của vật b) Hai vật ở cùng một vị trí trên bề mặt Trái Đất sẽ có cùng trọng lượng c) Trên Trái Đất, trọng lượng của nhà du hành là 686 N d) Trên Mặt Trăng, trọng lượng của nhà du hành là 114,3 N Câu 3: Một vận động viên cầu lông đang thực hiện phát cầu xa. Người tác tác dụng lên quả cầu một lực có phương hợp với mặt sân một góc 45 0 . Quả cầu chạm đất, đạt tầm xa 8 m tính từ vị trí phát. Biết quả cầu có khối lượng 5 g, coi chuyển động của quả cầu là chuyển động ném xiên, lấy g = 10 m/s 2 . Chọn tính đúng sai của các phát biểu sau: Phát biểu Đún g Sai a) Góc phát cầu càng lớn thì quả cầu bay càng xa b) Quả cầu chuyển động với gia tốc có độ lớn 10 m/s 2 theo phương nằm ngang c) Vận tốc của quả cầu khi đạt độ cao cực đại là 210(m/s) d) Nếu một vận động viên thực hiện đỡ cầu có tầm với của vợt là 2 m, anh ta sẽ cần đứng cách người phát 3 m để đỡ trúng cầu ở vị trí cao nhất Câu 4: Khi đẩy một ván trượt bằng một lực F = 15 N theo phương ngang thì nó chuyển động thẳng đều. Nếu chất lên ván một hòn đá nặng 10 kg thì để nó trượt đều phải tác dụng lực F’ = 45 N theo phương ngang. Chọn tính đúng sai của các phát biểu sau: Phát biểu Đún g Sai a) Lực ma sát xuất hiện trong trường hợp trên là lực ma sát nghỉ b) Để tấm ván chuyển động thẳng đều lực đẩy của người phải cân bằng với trọng lượng tấm ván c) Hệ số ma sát của mặt đất là 0,3 d) Tấm ván có khối lượng 5 kg PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Sử dụng thông tin sau để trả lời câu hỏi 1 và 2: Trong một trận đấu 5m 0v20m/s
bóng chuyền, một vận động viên nhảy lên cao để đập giao bóng từ độ cao h = 5 m so với mặt đất và đập bóng theo phương ngang với vận tốc v 0 = 20 m/s. Chọn hệ trục toạ độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí đập bóng, Ox theo chiều vận tốc đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc đập bóng, lấy g = 10 m/s 2 . Bỏ qua lực cản của không khí. Câu 1: Trong trường hợp bóng bay qua lưới, tầm xa của bóng là bao nhiêu mét? Đáp án Câu 2: Biết rằng mép trên của lưới cao 2,24 m so với mặt đất và bóng vừa qua sát mép trên của lưới. Hỏi trong lúc nhảy lên phát bóng, vận động viên cách lưới theo phương ngang một khoảng bao nhiêu mét? (kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất) Đáp án Sử dụng thông tin sau để trả lời câu hỏi 3 và 4: Dùng lực 10 N có phương song song với mặt ngang để kéo vật có khối lượng m = 4 kg đang nằm yên trên mặt ngang di chuyển được đoạn AB = 9 m, hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,2. Cho g = 10 m/s 2 . Câu 3: Vận tốc của vật tại B là bao nhiêu m/s? Đáp án Câu 4: Sau khi vật di chuyển được đoạn AB thì bỏ lực kéo, vật trượt xuống mặt phẳng nghiêng BC dài 18 m, góc hợp bởi mặt phẳng nghiêng và phương ngang là 300. Để vật có thể dừng lại ở chân mặt phẳng nghiêng tại C thì phải thay đổi hệ số ma sát đến giá trị bao nhiêu? (Kết quả làm tròn một chữ số thập phân sau dấu phẩy). Đáp án Sử dụng thông tin sau để trả lời câu hỏi 5 và 6: Hai vật A và B có khối lượng lần lượt là m và 3m buộc vào hai đầu của sợi dây nhẹ, không dãn, vắt qua ròng rọc nhẹ. Ròng rọc quay không ma sát. A và B được thả không vận tốc ban đầu. Lấy g = 10 m/s 2 . Câu 5: Tính quãng đường mỗi vật đi trong 0,2 giây. Đáp án Câu 6: Cho m = 2 kg. Tính lực căng của dây nối A và B, dây treo ròng rọc. Đáp án −−−−− HẾT −−−−− Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.