Content text CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CH VC VÀ NL TRONG TB.docx
PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. “Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi ưu ái dành cho hợp chất…….(1)…… Từ/Cụm từ (1) là: A. NADPH. B. ATP. C. ADPH D. FADH2. Câu 2. Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong …….(1)….. Từ/Cụm từ (1) là: A. Ti thể. B. Tế bào chất. C. Lục lạp. D. Riboxom. Câu 3. ……… (1)……. là dạng năng lượng tiềm ẩn chủ yếu trong tế bào. Từ/Cụm từ (1) là: A. Điện năng. B. Quang năng. C. Hóa năng. D. Cơ năng. Câu 4. Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ ……(1)….. từ các chất ……(2)…….. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – đơn chức; 2 – đa chức B. 1 – đơn giản; 2 – phức tạp C. 1 – đa chức; 2 – đơn chức D. 1 – phức tạp; 2 – đơn giản Câu 5. Các phản ứng quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng của thế giới sống là …….(1)……. Từ/Cụm từ (1) là: A. Phản ứng thuỷ phân. B. Phản ứng trùng hợp C. Phản ứng thế. D. Phản ứng oxy hoá khử. Câu 6. Giải phóng năng lượng còn được gọi là quá trình …….(1)……. Từ/Cụm từ (1) là: A. Dị hóa B. Thuỷ phân. C. Phân giải các chất. D. Tổng hợp các chất. Câu 7. ADP được hình thành từ việc …….(1)……. Từ/Cụm từ (1) là: A. Protein tích trữ năng lượng. B. ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác. C. Cơ thể tổng hợp chất hữu cơ. D. Chuyển động năng thành thế năng. Câu 8. Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng, nguyên nhân là do …….(1)…….. Từ/Cụm từ (1) là: A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng. B. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat. C. Các nhóm phosphat đều tích điện âm nên đẩy nhau. D. Đây là liên kết mạnh. Hướng dẫn giải: Liên kết P~P ở trong phân tử ATP là liên kết cao năng, nó rất dễ bị tách ra để giải phóng năng lượng. Nguyên nhân là vì các nhóm phosphat đều tích điện âm nên đẩy nhau. Câu 9. ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phosphat cuối cùng cho các chất đó để trở thành ……..(1)……. Từ/Cụm từ (1) là: A. Base nito adenin. B. ADP. C. Đường ribose. D. Hợp chất cao năng. Câu 10. Dựa vào trạng thái sẵn sàng sinh ra công hay không người ta chia năng lượng thành 2 dạng là ……(1)…….. và ………(2)…… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – Hóa năng; 2 – Động năng B. 1 – Hóa năng; 2 – Nhiệt năng C. 1 – Cơ năng; 2 – Quang năng D. 1 – Thế năng; 2 – Động năng Câu 11. Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO 2 và H 2 O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là chuyển hóa từ ……….(1)……. sang ………(2)……. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – Quang năng; 2 – Động năng B. 1 – Quang năng; 2 – Hóa năng C. 1 – Cơ năng; 2 – Quang năng D. 1 – Thế năng; 2 – Động năng Câu 12. “Adenosine” trong phân tử ATP được cấu thành từ …….(1)….. và …….(2)…… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – Adenine; 2 – 3 nhóm phosphate B. 1 – Đường ribose; 2 – 3 nhóm phosphate C. 1 – Adenine; 2 – 2 nhóm phosphate D. 1 – Adenine; 2 – Đường ribose Câu 13. Tính chất quan trọng của ATP là …….(1)…….
Từ/Cụm từ (1) là: A. Dễ tham gia vào liên kết mới. B. Dễ biến đổi thuận nghịch. C. Dễ giải phóng năng lượng. D. Dễ thích nghi với cơ thể mới. Câu 14. Vai trò của ATP đối với người tập thể hình (GYM) là ……..(1)……. Từ/Cụm từ (1) là: A. ATP là nguồn năng lượng có thể cung cấp cho hoạt động tập luyện. B. ATP phân giải các chất hữu cơ cho hoạt động sống cũng như quá trình tập luyện. C. ATP hóa giải năng lượng cho hoạt động sống cũng như quá trình tập luyện. D. ATP giúp cung cấp nước cho hoạt động sống cũng như quá trình tập luyện. Câu 15. Giả sử có một sơ đồ chuyển hóa vật chất ở trong tế bào như sau: Nếu như sản phẩm của quá trình chuyển hoá ở hình trên (chất H) tăng lên quá nhiều thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên? A. Chất G. B. Chất D và A. C. Chất Y. D. Chất K và D. Câu 16. Enzyme làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách nào? A. Liên kết với cơ chất và biến đổi cơ chất thành sản phẩm. B. Liên kết với cơ chất và làm biến đổi cấu hình không gian của cơ chất. C. Làm tăng năng lượng hoạt hoá của các chất tham gia phản ứng. D. Làm giảm năng lượng hoạt hoá của các chất tham gia phản ứng. Câu 17. Sơ đồ dưới đây mô tả các con đường chuyển hóa giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất V và VI dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng một cách bất thường? A. Chất VII. B. Chất III. C. Chất IV. D. Chất II. Câu 18. Trong phản ứng hóa học được miêu tả như hình sau: phân tử có kích thước lớn là chất phản ứng, phân tử có kích thước nhỏ là enzyme. Cách nào sẽ giúp tăng tốc độ phản ứng trong hình C? A. Thêm chất phản ứng B. Thêm enzyme C. Rút bớt enzyme D. Rút bớt chất phản ứng Câu 19. ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì nó có các ………(1)…… cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. Từ/Cụm từ (1) là: A. Liên kết ion B. Liên kết phosphate C. Liên kết cộng hóa trị D. Liên kết phosphodieste Câu 20. Vùng trung tâm hoạt động của enzyme khớp với cơ chất theo nguyên tắc ……..(1)…….. Từ/Cụm từ (1) là: A. Bổ sung. B. Bán bảo tồn. C. Khớp cảm ứng D. Bảo toàn. Câu 21. Một số người mắc hội chứng không dung nạp lactose thì không thể tiêu hóa được sữa vì cơ thể không sản sinh ………(1)……
Từ/Cụm từ (1) là: A. enzyme lactase. B. enzyme lactose. C. enzyme amylase. D. enzyme protease. Câu 22. Hoạt tính của enzyme là …….(1)……. Từ/Cụm từ (1) là: A. tốc độ phản ứng được xúc tác bởi enzyme đó. B. chất lượng sản phẩm được xúc tác bởi enzyme đó. C. số lượng enzyme bị phân giải sau phản ứng. D. nồng độ enzyme trong môi trường. Câu 23. Phần lớn enzyme trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị …….(1)…… Từ/Cụm từ (1) là: A. pH = 2 – 3 B. pH = 4 – 5 C. pH = 6 – 8 D. pH > 8 Câu 24. Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của enzyme trong cơ thể người là …….(1)…… Từ/Cụm từ (1) là: A. 15 o C - 20 o C B. 20 o C - 35 o C C. 20 o C - 25 o C D. 25 o C - 40 o C Câu 25. Cho thông tin ở bảng sau: Dạng năng lượng Đặc điểm 1. Điện năng 2. Hóa năng 3. Nhiệt năng 4. Cơ năng a. Được sinh ra trong quá trình trao đổi chất b. Do sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào. c. Được sinh ra để vận chuyển các chất, co cơ. d. Dạng năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hoá học. Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lí? A. 1 – b; 2 – d; 3 – a; 4 – c B. 1 – c; 2 – d; 3 – a; 4 – b C. 1 – b; 2 – a; 3 – d; 4 – c D. 1 – a; 2 – d; 3 – b; 4 – c Câu 26. Cho thông tin ở bảng sau: Dạng năng lượng Vai trò trong tế bào & cơ thể 1. Điện năng 2. Hóa năng 3. Nhiệt năng 4. Cơ năng a. Vận động cơ, di chuyển của tinh trùng. b. Duy trì ổn định nhiệt độ cơ thể c. Dẫn truyền xung thần kinh, cảm ứng d. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống tế bào. Khi nối các thông tin ở cột A và cột B, cách nối nào dưới đây là hợp lí? A. 1 – b; 2 – d; 3 – a; 4 – c B. 1 – c; 2 – d; 3 – a; 4 – b C. 1 – c; 2 – d; 3 – b; 4 – a D. 1 – a; 2 – d; 3 – b; 4 – c Câu 27. Dạng năng lượng chủ yếu tồn tại trong tế bào là A. nhiệt năng và thế năng. B. hóa năng và động năng. C. nhiệt năng và hóa năng. D. điện năng và động năng. Hướng dẫn giải Dạng năng lượng chủ yếu tồn tại trong tế bào là nhiệt năng và hóa năng. Đáp án C Câu 28. Chú thích cơ chế xúc tác phản ứng phân giải đường saccharose đúng là A.1 - saccharose,2 - trung tâm hoạt động, 3 - phức hợp enzyme cơ chất, 4 – glucose,5 – fructose. B.1 - glucose,2 - trung tâm hoạt động, 3 - phức hợp enzyme cơ chất, 4 – saccharose,5 – fructose. C.1 - glucose,2 - trung tâm hoạt động, 3 - phức hợp enzyme cơ chất, 4 – fructose,5 – saccharose. D.1 - saccharose,2 - trung tâm hoạt động, 3 - phức hợp enzyme cơ chất, 4 – fructose,5 – glucose Câu 29. “Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi ưu ái dành cho hợp chất cao năng nào ? A. NADPH. B. ATP. C. ADPH D. FADH2. Hướng dẫn giải “Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi ưu ái dành cho hợp chất cao năng ATP. Đáp án B Câu 30. Nói về ATP, phát biểu nào sau đây không đúng?