Content text Demo H886.pdf
1/34 MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................... 4 1. Lí do chọn đề tài..................................................................... 5 2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................... 5 3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................... 5 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 5 7. Giả thiết khoa học ................................................................... 5 8. Dự báo đóng góp của đề tài ......................................................... 6 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................... 7 1. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về bồi dưỡng năng lực tự chủ, tự học cho học sinh, công tác đoàn và phông trào thanh niên ở trường THPT .................... 7 2. Tổ chức các hoạt động đoàn và phong trào thanh niên nhằm bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh ở trường THPT Phạm Hồng Thái .................. 15 2.1. Tổ chức các hoạt động giáo dục, chính trị tư tưởng .......................... 15 2.2. Tổ chức phong trào “xung kích - đồng hành” ................................. 18 2.3. Thực hiện công tác xây dựng Đoàn – Đoàn tham gia xây dựng Đảng ..... 20 3. Kết quả thực hiện ..................................................................... 21 PHẦN III. KẾT LUẬN ............................................................... 23 1. Ý nghĩa của đề tài .................................................................. 23 2. 2. Một số kiến nghị đề xuất ........................................................ 23 PHỤ LỤC ................................................................................. 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 34
2/34 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã mang đến cho nhân loại nguồn tri thức khổng lồ, sự kết nối rộng lớn và một thế giới luôn thay đổi. Để thích ứng với sự thay đổi ấy, con người hướng đến xây dựng “xã hội học tập” và phát triển nền “giáo dục suốt đời”. Học tập suốt đời giúp người học luôn cập nhật những kiến thức và hiểu biết mới có ý nghĩa về mặt xã hội, chính trị, văn hóa; góp phần tích cực xây dựng một xã hội bền vững.Trong đó, tự học là cốt lõi để giải quyết vấn đề học tập suốt đời. Trong quá trình đổi mới phương pháp giáo dục, vấn đề giáo dục học sinh tự học cũng được đề cập nhiều lần. Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) nêu rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh..., phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là trong thanh niên”. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo cũng nhấn mạnh: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học....Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực...” Trong những năm gần đây, việc bồi dưỡng năng lực tự chủ, tự học cho học sinh ở trường THPT được quan tâm đáng kể. Việc thực hiện chương trình giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh hướng đến Chương trình Phổ thông 2018 đã thúc đẩy giáo viên các bộ môn luôn trăn trở với yêu cầu cần nâng cao hơn nữa năng lực tự chủ, tự học cho học sinh. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp, các nhà trường phải linh hoạt thích ứng với tình hình, diễn biến của dịch bệnh. Việc kết hợp hình thức dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến được các nhà trường sử dụng thường xuyên nên vai trò của năng lực tự chủ, tự học của học sinh càng trở nên quan trọng hơn. Tuy vấn đề bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học của học sinh được chú trọng ở nhiều môn học, qua quá trình đổi mới phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên nhưng vai trò to lớn của công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở vấn đề này chưa được đánh giá đúng mức.
3/34 Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động đoàn và phong trào thanh niên nhằm bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học của học sinh là một yếu tố quan trọng góp phần giáo dục toàn diện học sinh THPT. Xuất phát từ thực trạng này, chúng tôi lựa chọn đề tài “ Bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh thông qua công tác đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT Phạm Hồng Thái” 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng được hệ thống các phương pháp, mô hình để bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT Phạm Hồng Thái. 3. Đối tượng nghiên cứu Công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT Phạm Hồng Thái 4. Phạm vi nghiên cứu Bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh thông qua công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở trường THPT Phạm Hồng Thái. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Đánh giá được vai trò của công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong việc bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh ở trường THPT Phạm Hồng Thái. Đưa ra một số hình thức triển khai, tổ chức công tác đoàn và phong trào thanh niên nhằm bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh ở trường THPT Phạm Hồng Thái. 6. Phương pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã dựa trên cơ sở những quan điểm cơ bản của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin; quán triệt những tư tưởng cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về giáo dục. Đề tài còn được thực hiện dựa trên các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp liên ngành... để đảm bảo tính hiệu quả của vấn đề mà đề tài đặt ra.- Phương pháp thực nghiệm 7. Giả thiết khoa học Hiện nay, việc bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học cho học sinh được chú trọng ở nhiều môn học nhưng vai trò to lớn của công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều nhà trường chưa đánh giá đúng vai trò của công tác đoàn và phong trào thanh niên đối với việc bồi dưỡng năng lực tự chủ, tự học cho học sinh, tổ chức các hoạt động đoàn chưa có chiều sâu, hình thức còn nghèo nàn, nhàm chán. Vì vây, việc đa dạng hóa hình thức tổ chức đối với công tác đoàn và phong trào thanh niên hướng đến phát triển phẩm chất, năng
4/34 lực của học sinh, đặc biệt là năng lực tự chủ, tự học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện học sinh 8. Dự báo đóng góp của đề tài Đề tài đưa ra một số hình thức, biện pháp tổ chức các hoạt động đoàn và phong trào thanh niên nhằm bồi dưỡng, phát huy năng lực tự chủ, tự học của học sinh ở trường THPT Phạm Hồng Thái. Qua đó, góp phần to lớn vào việc phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, tạo điều kiện tiếp cận Chương trình phổ thông 2018. Đề tài có thể áp dụng cho việc phát triển công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở các trường THPT có đặc điểm tương đồng với trường THPT Phạm Hồng Thái.