Content text CHỦ ĐỀ 1. MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ-GV.docx
1 Chủ đề 1 MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ Tóm tắt lí thuyết I Chuyển động và tương tác của các phân tử khí 1 a. Chuyển động Brown trong chất khí. Chuyển động Brown không chỉ xảy ra trong chất lỏng mà xảy ra cả trong chất khí. Kết luận: - Chất khí được cấu tạo từ các phân tử chuyển động hỗn loạn, không ngừng. - Nhiệt độ của khí càng cao thì tốc độ chuyển động hỗn loạn của các phân tử khí càng lớn. Ở điều kiện tiêu chuẩn (T = 273K và p = 1atm), các phân tử khí chuyển động với tốc độ trung bình khoảng 400m/s. b. Tương tác giữa các phân tử khí Giữa các phân tử khí cũng có lực đẩy và lực hút, gọi chung là lực liên kết. Vì khoảng cách giữa các phân tử khí rất lớn nên lực liên kết giữa các phân tử khí rât yếu so với thể lỏng và thể rắn. Mô hình động học phân tử chất khí 2 Nội dung mô hình động học phân tử chất khí: - Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. - Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao. - Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình tác dụng lực, gây áp suất lên thành bình.
2 Khí lí tưởng 3 Ta có thể coi một chất khí ở điều kiện nhiệt độ và áp suất khí quyển bình thường gần đúng là một khí lí tưởng. Mô hình khí lí tưởng gồm các nội dung sau: - Các phân tử khí ở xa nhau, khoảng cách giữa chúng rất lớn so với kích thước mỗi phân tử nên có thể bỏ qua kích thước của chúng. - Khi chưa va chạm, lực tương tác giữa các phân tử khí rất yếu, nên có thể bỏ qua. - Giữa hai va chạm liên tiếp, phân tử khí lí tưởng chuyển động thẳng đều. - Khi va chạm vào thành bình chứa, phân tử khí truyền động lượng cho thành bình và bị bật ngược trở lại. Va chạm của các phân tử khí với nhau và với thành bình là va chạm hoàn toàn đàn hồi. Lượng chất 4 Lượng chất chứa trong một vật được xác định dựa vào số phân tử được chứa trong vật đó. Đơn vị đo lượng chất là mol và được định nghĩa như sau: Mol là lượng chất trong đó chứa số phân tử (hoặc nguyên tử) bằng N A 6,02.10 23 mol -1 N A được gọi là số Avogadro (số phân tử trong 1 mol chất). Khối lượng mol của một chất là khối lượng của 1 mol chất đó, được kí hiệu là M. Như vậy, nếu một mẫu vật chất có khối lượng m, chứa N phân tử thì số mol n của mẫu vật đó được xác định: Thể tích của một mol một chất gọi là thể tích mol của chất ấy ở đktc (0°C, 1atm). Thể tích mol của mọi chất khí đều bằng nhau và bằng 22,4 lít (0, 0224 m 3 ). Đề trên lớp II Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm) 1 Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25điểm)
3 Câu 1. Khi ấn pit-tông bơm xe đạp, hiện tượng nào sẽ xảy ra với khí trong bơm? A. Thể tích bình chứa khí giảm. Áp suất khí trong bình giảm. B. Thể tích bình chứa khí giảm. Áp suất khí trong bình tăng. C. Thể tích bình chứa khí tăng. Áp suất khí trong bình giảm. D. Thể tích bình chứa khí tăng. Áp suất khí trong bình tăng. Câu 2. Các phân tử khí ở áp suất thấp và nhiệt độ tiêu chuẩn có các tính chất là A. chuyển động không ngừng và coi như chất điểm. B. coi như chất điểm và tương tác hút hoặc đẩy với nhau. C. chuyển động không ngừng và tương tác hút hoặc đẩy với nhau. D. Chuyển động không ngừng, coi như chất điểm, và tương tác hút hoặc đẩy với nhau. Câu 3. Áp suất của khí lên thành bình là do lực tác dụng A. lên một đơn vị diện tích thành bình B. vuông góc lên một đơn vị diện tích thành bình. C. lực tác dụng lên thành bình. D. vuông góc lên toàn bộ diện tích thành bình. Câu 4. Khi nói về khối lượng phân tử của chất khí và thì A. khối lượng phân tử của các khí H 2 , He, O 2 và N 2 đều bằng nhau. B. khối lượng phân tử của O 2 nặng nhất trong 4 loại khí trên. C. khối lượng phân tử của N 2 nặng nhất trong 4 loại khí trên. D. khối lượng phân tử của He nhẹ nhất trong 4 loại khí trên. Câu 5. Khi nói về các tính chất của chất khí, phát biểu đúng là A. bành trướng là chiếm một phần thể tích của bình chứa. B. khi áp suất tác dụng lên một lượng khí tăng thì thể tích của khí tăng đáng kể. C. chất khí có tính dễ nén. D. chất khí có khối lượng riêng lớn so với chất rắn và chất lỏng. Câu 6. Trong điều kiện chuẩn về nhiệt độ và áp suất thì A. số phân tử trong một đơn vị thể tích của các chất khí khác nhau là như nhau. B. các phân tử của các chất khí khác nhau chuyển động với vận tốc như nhau. C. khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ so với kích thước của các phân tử. D. các phân tử khí khác nhau va chạm vào thành bình tác dụng vào thành bình những lực bằng nhau. Câu 7. Hai chất khí có thể trộn lẫn vào nhau tạo nên một hỗn hợp khí đồng đều là vì
4 (1). các phân tử khí chuyển động nhiệt. (2). các chất khí đã cho không có phản ứng hoá học với nhau. (3). giữa các phân tử khí có khoảng trống. A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (3) và (1). D. cả (1), (2) và (3). Câu 8. Hình biểu diễn đúng sự phân bố mật độ của phân tử khí trong một bình kín là Hình 4Hình 3Hình 2Hình 1 A. hình 2. B. hình 1. C. hình 4. D. hình 3. Câu 9. Khi nhiệt độ trong một bình tăng cao, áp suất của khối khí trong bình cũng tăng lên vì A. phân tử va chạm với nhau nhiều hơn. B. số lượng phân tử tăng. C. phân tử khí chuyển động nhanh hơn. D. khoảng cách giữa các phân tử tăng. Câu 10. Trong các tính chất sau, tính chất nào không phải của chất khí? A. Có hình dạng cố định. B. Chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa. C. Tác dụng lực lên mọi phần diện tích bình chứa. D. Thể tích giảm đáng kể khi tăng áp suất. Câu 11. Số Avogadro có giá trị bằng A. số phân tử chứa trong 18 gam nước. B. số phân tử chứa trong 20,4 lít khí H 2 . C. số phân tử chứa trong 16 gam oxygen. D. số phân tử chứa trong 40 gam Câu 12: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. Câu 13. Đun nóng khối khí trong một bình kín. Các phân tử khí A. xích lại gần nhau hơn. B. có tốc độ trung bình lớn hơn.