Content text ĐỀ 5 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 10 (FORM TT-7791).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 10 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, S = 32, Cl = 35,5, Ca = 40. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Số oxi hóa của nguyên tố hydrogen trong hầu hết các hợp chất bằng A. 0. B. +1. C. +2. D. –1. Câu 2. Cho phản ứng hoá học sau: Fe + 2HCl FeCl 2 + H 2 . Chất bị oxi hoá là A. Fe. B. HCl. C. FeCl 2 . D. H 2 . Câu 3. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt? A. Phản ứng tôi vôi. B. Phản ứng đốt than và củi. C. Phản ứng phân hủy đá vôi. D. Phản ứng đốt nhiên liệu. Câu 4. Chất nào dưới đây có nhiệt tạo thành chuẩn bằng 0? A. CO 2 (g). B. NO 2 (g). C. O 2 (g). D. H 2 O(l). Câu 5. Tốc độ phản ứng hóa học cho biết A. sự thay đổi thành phần các chất phản ứng hoặc sản phẩm. B. ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất đến phản ứng hóa học. C. thời gian xảy ra phản ứng hóa học. D. mức độ xảy ra nhanh hay chậm của phản ứng hóa học. Câu 6. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Nhiệt độ chất phản ứng. B. Thể vật lí của chất phản ứng (rắn, lỏng, kích thước lớn, nhỏ....). C. Nồng độ chất phản ứng. D. Tỉ trọng chất phản ứng. Câu 7. Hít thở không khí có chứa khí mào sau đây vượt ngưỡng 30μg/m 3 không khí (QCVN 06:2009/BTNMT) sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây viêm đường hô hấp, co thắt phế quản, khó thở? A. Cl 2 . B. F 2 . C. N 2 . D. O 3 . Câu 8. Quặng apatite, loại quặng phổ biến trong tự nhiên có chứa nguyên tố fluorine, có thành phần hoá học chính là A. CF 3 Cl. B. NaF. C. Na 3 AlF 6 . D. Ca 10 (PO 4 ) 6 F 2 . Câu 9. Dung dịch silver nitrate không tác dụng với dung dịch nào sau đây? A. KI. B. NaF. C. HCl. D. NaBr. Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các hydrogen halide không tan trong nước. B. Ion I - và Br - bị oxi hóa bởi dung dịch H 2 SO 4 đặc. C. Các hydrohalic acid làm quỳ tím hóa xanh. D. Tính acid của các hydrohalic acid giảm dần từ HF đến HI. Câu 11. Trong một phản ứng ở 45 o C có tốc độ là 0,068 mol/(L·min). Hỏi phải giảm xuống nhiệt độ bao nhiêu để tốc độ phản ứng là 0,017 mol/(L·min). Giả sử, trong khoảng nhiệt độ thí nghiệm, hệ số nhiệt Van’Hoff của phản ứng bằng 2. A. 25 o C. B. 30 o C. C. 20 o C. D. 35 o C. Câu 12. Cho phản ứng hóa học sau: N 2 (g) + O 2 (g) → 2NO(g). Cho biết năng lượng liên kết trong các phân tử O 2 , N 2 và NO lần lượt là 494 kJ/mol; 945 kJ/mol và 607 kJ/mol. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên là A. +298 kJ. B. –298 kJ. C. +225 kJ. D. –225 kJ. Mã đề thi: 555
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho các phát biểu nào sau về nguyên tử nguyên tố nhóm VIIA (X): a) Nguyên tử của tất cả các nguyên tố nhóm VIIA đều có 7 electron hóa trị. b) Độ âm điện và bán kính nguyên tử nguyên tố nhóm VIIA giảm dần theo dãy F, Cl, Br, I. c) Khi phản ứng với kim loại, nguyên tử nguyên tố X của nhóm VIIA nhận thêm 1 electron từ nguyên tử kim loại, tạo thành anion X . d) Khi phản ứng với phi kim, nguyên tử nguyên tố nhóm VIIA góp chung electron hóa trị, tạo thành hợp chất cộng hóa trị. Câu 2. Cùng một lượng kim loại Zn phản ứng với cùng một thể tích dung dịch H 2 SO 4 1 M, nhưng ở hai nhiệt độ khác nhau theo phản ứng: Zn + H 2 SO 4 ZnSO 4 + H 2 . Thể tích khí H 2 sinh ra ở mỗi thí nghiệm theo thời gian được biểu diễn ở đồ thị sau: a) Đồ thị (1) mô tả phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao hơn đồ thị (2). b) Thể tích khí sinh ra ở đồ thị (1) nhiều hơn thể tích khí sinh ra ở đồ thị (2). c) Lượng muối thu được ở cả hai thí nghiệm là như nhau. d) Sau một thời gian, hai đồ thị lại chụm lại với nhau do phản ứng đã dừng lại. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. Sodium peroxide (Na 2 O 2 ) là chất oxi hóa mạnh, dễ dàng hấp thụ khí carbon dioxide và giải phóng khí oxygen. Do đó, chúng được sử dụng trong bình lặn hoặc tàu ngầm để hấp thụ khí carbon dioxide và cung cấp khí oxygen cho con người trong hô hấp theo phản ứng sau: Na 2 O 2 + CO 2 → Na 2 CO 3 + O 2 ↑. Biết hệ số cân bằng của phản ứng là các số nguyên tối giản. Tổng hệ số cân bằng của chất tham gia phản ứng là bao nhiêu? Câu 2. Cho các phản ứng sau: (1) phản ứng than cháy trong không khí, (2) phàn ứng gỉ sắt, (3) phản ứng nổ của khí bình gas. Hãy sắp xếp tốc độ các phản ứng trên theo chiều tăng dần thành một dãy ba chữ số. Câu 3. Cho các phát biểu sau: (1) Hầu hết các phản ứng thu nhiệt đều cần thiết khơi mào (đun hoặc đốt nóng …). (2) Khi đốt cháy tờ giấy hay đốt lò than, ta cần thực hiện giai đoạn khơi mào như đun hoặc đốt nóng. (3) Một số phản ứng thu nhiệt diễn ra bằng cách lấy nhiệt từ môi trường bên ngoài, nên làm cho nhiệt độ của môi trường xung quanh giảm đi. (4) Sau giai đoạn khơi mào, phản ứng tỏa nhiệt không cần phải tiếp tục đun hoặc đốt nóng. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên? Câu 4. Chlorine có thể phản ứng với sodium hydroxide lạnh và sodium hydroxide nóng (> 70 o C) cho các sản phẩm khác nhau. Với cùng một lượng chlorine ban đầu, tỉ lệ khối lượng muối thu được khi tác dụng vơi NaOH lạnh và NaOH nóng là bao nhiêu? Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lượng sản phẩm bị phân hủy không đáng kể. PHẦN IV: Câu hỏi tự luận. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Câu 1. Xét phản ứng trong giai đoạn đầu của quá trình Ostwald: NH 3 + O 2 → NO + H 2 O (*) a) Cân bằng phản ứng (*) bằng phương pháp thăng bằng electron.
b) Trong công nghiệp, cần trộn 1 thể tích khí ammonia với bao nhiêu thể tích không khí để thực hiện phản ứng trên? Biết không khí chứa 21% thể tích oxygen và các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Câu 2. Bằng phương pháp hóa học chứng minh trong NaCl có tạp chất là NaI? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra nếu có. Câu 3. Thạch cao nung (CaSO 4 .0,5H 2 O) là hóa chất được sử dụng để đúc tượng, bó bột trong y học. Có thể thu được thạch cao nung bằng cách nung thạch cao sống (CaSO 4 .2H 2 O) ở nhiệt độ khoảng 150°C. Phương trình nhiệt hóa học xảy ra như sau: CaSO 4 .2H 2 O (s) → CaSO 4 .0,5H 2 O (s) + 3 2 H 2 O (g) a) Tính biến thiên enthanpy chuẩn cho phản ứng nung thạch cao sống. Nhiệt tạo thành chuẩn của các chất được cho trong bảng sau: Chất CaSO 4 .2H 2 O(s) CaSO 4 .0,5H 2 O(s) H 2 O(g) 0 f298H (kJ/mol) –2021 –1575 –241,82 b) Tính lượng nhiệt cần cung cấp để chuyển 10 kg thạch cao sống thành thạch cao nung ở điều kiện chuẩn. ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 10 MÔN: HÓA HỌC Phần I (3,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câ u 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ĐA B A C C D D A D B B A C Phần II (2,0 điểm): Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm; Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a S 2 a Đ b S b S c Đ c Đ d Đ d Đ Phần III (2,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án 4 213 3 1 Phần IV (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Câu 1. a) NH 3 là chất khử, O 2 là chất oxi hóa. PTHH: 4NH 3 + 5O 2 → 4NO + 6H 2 O b) 4NH 3 + 5O 2 → 4NO + 6H 2 O 1 → 1,25 ⇒ Cần trộn 1 thể tích khí ammonia với 125100 21 ,. 5,95 thể tích không khí. Câu 2. - Cho hồ tinh bột vào dung dịch muối. - Sục khí clorine vào dung dịch hỗn hợp sau khi cho hồ tinh bột. Nếu dung dịch chuyển sang màu xanh tím chứng tỏ trong dung dịch ban đầu cho lẫn NaI. Cl 2 + 2NaI → 2NaCl + I 2 Câu 3. a) 0 r298 3 –241,82).(–1575)(–2021)83,27kHJ( 2 b) 4242CaSO.2HOCaSO.2HO 10000 M 172n 58,14 mol 172 1 mol CaSO 4 .2H 2 O hấp thụ một nhiệt lượng là 83,27 kJ Có 58,14 mol CaSO 4 .2H 2 O hấp thụ một nhiệt lượng là 58,14.83,27 = 4841,3 kJ.