Content text TL ON THI CUOI KI II
● Từ khóa: Phục hồi độc lập (Ngô-Đinh-Tiền Lê), Phát triển (Lý-Trần), Tam giáo đồng nguyên, Độc tôn Nho giáo (Lê sơ), Dân gian hóa, Tiếp xúc phương Tây, Thống nhất (Tây Sơn-Nguyễn). 4. Những thành tựu tiêu biểu (Theo lĩnh vực): ● Chính trị: ○ Thiết chế: Quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền (hoàn thiện dần, đỉnh cao Lê sơ). ○ Luật pháp: Ban hành các bộ luật (Hình thư,Hình luật, Quốc triều hình luật/Lê triều hình luật/ Hồng Đức (t.bộ nhất _ PK), Hoàng Việt luật lệ/Gia Long). ○ Cải cách: Các cuộc cải cách hành chính, luật pháp (Hồ Quý Ly, vua Lê Thánh Tông, vua Minh Mạng). ○ Từ khóa: Quân chủ tập quyền, Bộ luật, Cải cách. ● Kinh tế: ○ Nông nghiệp: Lúa nước là nền tảng, chú trọng thủy lợi, khai hoang, kỹ thuật canh tác tiến bộ. ○ Thủ công nghiệp: Phát triển nhiều nghề (dệt, gốm, luyện kim...), có xưởng nhà nước (Cục Bách tác), làng nghề, phố nghề, sản phẩm có xuất khẩu (Sp nông - TCN như gốm, sứ, gia vị...) ○ Thương nghiệp: Đúc tiền, hệ thống chợ phát triển, giao thương trong và ngoài nước (Vân Đồn, các thương cảng # ). ○ Từ khóa: Nông nghiệp lúa nước, Thủ công nghiệp (làng nghề), Thương nghiệp (giao thương). ● Tư tưởng, Tôn giáo: ○ Tư tưởng: Yêu nước, đoàn kết, "lấy dân làm gốc"/ ‘thân dân” ○ Tôn giáo: Nho giáo (ảnh hưởng sâu rộng, độc tôn (quốc giáo): thời Lê sơ, Nguyễn), Phật giáo (phát triển mạnh Lý-Trần (độc tôn - quốc giáo), phổ biến dân gian), Đạo giáo (có vị trí nhất định, hòa quyện với tín ngưỡng dân gian). Đặc trưng "Tam giáo đồng nguyên" (Lý-Trần). Công giáo du nhập (từ TK XVII). ○ Từ khóa: Yêu nước, Dân làm gốc, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Tam giáo đồng nguyên. ● Giáo dục, Khoa cử: ○ Giáo dục: Nho học là chủ đạo, có hệ thống trường học (Quốc Tử Giám)..
(Đề cao GD/ nhân tài: nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài => điển hình thời Lê sơ) +1070: XD Văn miếu +1075: Khoa thi Minh kinh đầu tiên +1076:XD Quốc tử giám +1484:Dựng bia Tiến sĩ ○ Khoa cử: Tổ chức đều đặn để tuyển chọn quan lại, có chính sách khuyến học (dựng bia Tiến sĩ...), tiêu biểu: thời Lê sơ... ○ Từ khóa: Giáo dục Nho học, Khoa cử, Văn Miếu-Quốc Tử Giám. ● Chữ viết, Văn học: ○ Chữ viết: Chữ Hán (chính thức), sáng tạo Chữ Nôm, chữ Quốc ngữ ra đời. => thể hiện tính linh hoạt, sáng tạo của ng Việt ○ Văn học: Phong phú, gồm văn học dân gian và văn học viết (chữ Hán, Nôm) với nhiều thể loại, nội dung yêu nước, phản ánh đời sống như Bạch Đằng giang phú _ Trương Hán Siêu; Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi, Truyện Kiều - Nguyễn Du... ○ Từ khóa: Chữ Hán, Chữ Nôm, Chữ Quốc ngữ, Văn học (dân gian, viết). ● Nghệ thuật: ○ Kiến trúc: Kinh đô (Hoa Lư, Thăng Long, Huế...), chùa, tháp, đình, đền...(chùa Một cột, chùa Dâu, tháp Báo Thiên, Văn miếu - Quốc tử giám... ○ Điêu khắc: Trình độ cao: trên kiến trúc, tượng thờ: tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay, chuông Quy điền, vạc Phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm... ○ Hội họa: Tranh dân gian (Đông Hồ, Hàng Trống...). ○ Biểu diễn: Đa dạng (cung đình, dân gian: tuồng, chèo, múa rối, ca trù, hát văn...). ○ Từ khóa: Kiến trúc, Điêu khắc, Tranh dân gian, Nghệ thuật biểu diễn. ● Khoa học - Kỹ thuật: ○ Sử học: Phát triển, có cơ quan chuyên trách (Quốc sử viện/Quốc sử quán), nhiều bộ sử lớn: Đại Việt sử ký - Lê Văn Hưu; Đại Việt sử ký toàn thư - Ngô Sĩ Liên...
○ Địa lý: Ghi chép địa chí, vẽ bản đồ quốc gia: Dư địa chí (Nguyễn Trãi) Hồng Đức bản đồ (thời Lê sơ/ thời vua Lê Thánh Tông); Phủ biên tạp lục (Lê Quý Đôn).. ○ Toán học: Có các công trình toán học ứng dụng: Lập thành toán Pháp, Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh, Vũ Hữu..) ○ Quân sự: Lý luận và kỹ thuật chế tạo vũ khí (súng thần cơ: TK XIV), đóng thuyền chiến (TK XV- XIX) ○ Y học: Nhiều danh y và tác phẩm y học giá trị (Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Tuệ Tĩnh...) 5. Ý nghĩa lịch sử: ● Ý chính: ○ Đánh dấu sự phục hưng, phát triển vượt bậc của dân tộc sau thời Bắc thuộc. ○ Khẳng định sức sống mãnh liệt của văn hóa bản địa (từ thời kì Văn Lang - Âu Lạc). ○ Tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần giúp dân tộc vượt qua thử thách... ○ Để lại di sản; bài học quý báu, là nguồn lực nội sinh cho sự phát triển của DT ngày nay. Bảng biểu cụ thể về thành tựu (các bạn lấy bổ sung thêm - nếu muốn) Thời gian TK X- XV XVI - Cuối XVIII Cuối XVIII - giữa XIX