PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text DDT-2016-198455.pdf

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN NGUYỄN MINH HOÀNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐÀ NẴNG, 2016 2016 | PDF | 106 Pages [email protected]
1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn, là một tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa... chính sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Ngoài lĩnh vực kinh tế, kinh doanh thì vấn đề khai thác, phát huy nội lực không thể bỏ qua công tác nghiên cứu và phát triển văn hoá doanh nghiệp. Công ty CP Cao su Đà Nẵng, tên gọi quốc tế là DRC, đã có quá trình phát triển liên tục gần 40 năm, với hình ảnh một doanh nghiệp sản xuất săm - lốp xe hàng đầu Việt Nam. Công ty đã vinh dự được Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam trao danh hiệu: “Đơn vị có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao nhất Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trong những năm 2011-2012”; được Tạp chí Nhịp cầu đầu tư xếp vào TOP 5 trong danh sách “Top 50 Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam”. Đây là niềm vui, niềm tự hào không chỉ của riêng cán bộ công nhân viên DRC mà còn của cả đất nước ta trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhằm nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của Công ty CP Cao su Đà Nẵng, thì việc duy trì và phát triển một nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển VHDN trong hoạt động kinh doanh, nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, cùng với quá trình quan sát tìm hiểu vấn đề VHDN tại Công ty CP Cao su Đà Nẵng em đã chọn đề tài “Phát triển văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty CP Cao su Đà Nẵng”. 2. Mục đích nghiên cứu - Thứ nhất: Làm rõ các yêu tố cấu thành và các nhân tố ảnh hưởng đến VHDN.
2 - Thứ hai: Đánh giá thực trạng VHDN tại Công ty CP Cao su Đà Nẵng. - Thứ ba: Đề xuất các giải pháp cho việc phát triển VHDN để nâng cao năng lực cạnh tranh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về văn hoá doanh nghiệp và tác động của VHDN đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. - Phạm vi nghiên cứu: tại Công ty CP Cao su Đà Nẵng, giai đoạn 2010 – 2015 và giải pháp đến năm 2025 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp cơ bản gồm: thống kê toán, phỏng vấn, chuyên gia, mô hình hóa, phân tích, tổng hợp. - Nguồn thông tin sử dụng: + Thứ cấp: báo cáo, quy chế, văn bản của Công ty + Sơ cấp: thông tin thu được từ điều tra, phỏng vấn và quan sát 5. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận văn bao gồm các phần chính sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển VHDN và tác động của phát triển VHDN đến năng lực cạnh tranh Chương 2: Thực trạng phát triển VHDN và tác động của phát triển VHDN đến năng lực cạnh tranh tại Công ty CP Cao su Đà Nẵng Chương 3: Các giải pháp phát triển VHDN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty CP Cao su Đà Nẵng. 6. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu VHDN có vai trò quan trọng không chỉ đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động toàn diện của doanh nghiệp mà còn là một giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. VHDN là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là một nguồn lực quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững. - TS. Đỗ Minh Cương - “Văn hóa kinh doanh và Triết lý kinh doanh” - NXB. Chính trị quốc gia, (2001). Đây là một công trình đầu tiên ở nước ta trình bày có hệ
3 thống về các vấn đề văn hóa kinh doanh, VHDN, triết lý kinh doanh...từ phương diện cơ sở lý luận và thực tiễn của thế giới và Việt Nam - PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân - “Đạo đức kinh doanh và VHDN” - NXB. Lao động - xã hội, (2004) và “Đạo đức kinh doanh và VHDN" - NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân, (2007). Đây là giáo trình của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Công trình này trình bày rõ khái niệm, biểu hiện, các dạng VHDN, nhấn tố tạo lập VHDN. - GS.TS Bùi Xuân Phong: “Đạo đức kinh doanh và VHDN” - NXB. Thông tin và truyền thông, (2006). Công trình này trình bày khái niệm, đặc điểm, biểu hiện của VHDN, các nhân tố tạo lập VHDN; nguyên tắc và quy trình xây dựng VHDN. Ngoài ra công trình cũng trình bày văn hóa trong các hoạt động kinh doanh như hoạt động marketing, văn hóa trong ứng xử, trong đàm phán và thương lượng. Về luận văn thạc sỹ hiện có một số nghiên cứu đề cập đến VHDN trong ngành như: - Trần Thị Thu Hà - “VHDN Công ty Vinaphone” (2012). - Nguyễn Thị Hoa - “VHDN tại VNPT Bắc Giang” (2012). Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, GS.TS Bùi Xuân Phong có công bố một số bài viết trên ấn phẩm Khoa học công nghệ và Kinh tế bưu điện Tập đoàn BCVT Việt Nam như - “Duy trì và phát triển VHDN nhằm phát triển bền vững và hội nhập quốc tế VNPT” (3/2010). - “Bàn về quy trình xây dựng VHDN”. (4/2010). - “Duy trì và phát triển VHDN nhằm phát triển VNPT bền vững và hội nhập quốc tế”. (6/2010). Qua nghiên cứu các công trình khoa học viên nhận thấy có nhiều kết quả tích cực trong xây dựng và phát triển VHDN đồng thời có những mặt hạn chế cụ thể như sau: * Kết quả đạt đƣợc: - Xây dựng các cơ sở lý luận về VHDN mang tính đa dạng, bền vững, sâu sắc, làm nền tảng lý luận cho các công trình khoa học tương tự. - Đánh giá cơ bản những kết quả và mặt hạn chế trong xây dựng và phát triển VHDN tại Việt Nam so với các nước phát triển trên thế giới.

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.