Content text Bài 3. Công nghệ gene.docx
Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 3: CÔNG NGHỆ GENE I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Dựa vào sơ đồ, mô tả được các bước trong công nghệ gene. - Giải thích được cơ sở khoa học chuyển gene và vì sao phải sử dụng vector để truyền gene từ tế bào này sang tế bào khác. - Trình bày được các bước tạo thực vật chuyển gene và tạo động vật chuyển gene. Lấy được ví dụ minh hoạ. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động học tập, HS rèn luyện khả năng làm việc độc lập với SGK, tự thu thập thông tin, xử lí thông tin và giải quyết các nhiệm vụ học tập, các câu hỏi GV yêu cầu. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua các hoạt động học tập, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác trong nhóm, kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua các hoạt động học tập, HS có thể vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để đề xuất quy trình tạo sinh vật chuyển gene đáp ứng các mục đích khác nhau của con người như: Vi sinh vật sản xuất thuốc và chế phẩm sinh học, giống vật nuôi cây trồng mang các đặc điểm đặc biệt, vi sinh vật chuyển gene xử lí ô nhiễm môi trường,.... Năng lực sinh học: - Năng lực nhận thức sinh học: o Dựa vào sơ đồ, mô tả được các bước trong công nghệ gene. o Giải thích được cơ sở khoa học chuyển gene và vì sao phải sử dụng vector để truyền gene từ tế bào này sang tế bào khác.
o Trình bày được các bước tạo thực vật chuyển gene và tạo động vật chuyển gene. Lấy được ví dụ minh hoạ. - Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Thông qua tìm hiểu công nghệ gene, hình thành và củng cố phương pháp tiếp cận thế giới sống ở cấp phân tử. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: o Vận dụng được quy trình công nghệ gene để đề xuất các bước chuyển một gene cụ thể từ sinh vật này sang sinh vật khác. o Vận dụng được cơ sở khoa học của công nghệ gene để giải thích được vai trò của vector chuyển gene, giải thích được vì sao cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định khi sử dụng GMO. 3. Phẩm chất - Nhân ái: HS vận dụng nguyên lí công nghệ gene để đề xuất các giải pháp chữa các bệnh di truyền bằng liệu pháp gene. - Chăm chỉ: Thông qua tìm hiểu kiến thức bài học cũng như tham gia các hoạt động học tập, HS học hỏi và tự rèn luyện đức tính cần cù, kiên trì, tỉ mẩn của một nhà khoa học. - Trách nhiệm: HS thấy được trách nhiệm của mình trong việc sử dụng GMO, có trách nhiệm bảo vệ vật chất di truyền của loài người, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên trước những rủi ro có thể có của công nghệ gene. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Chuyên đề học tập Sinh học 12. - Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập. - Tranh về quy trình công nghệ gene, thành tựu của công nghệ gene. 2. Đối với học sinh - SGK Chuyên đề học tập Sinh học 12 - Kết nối tri thức. - Nghiên cứu bài học, video trước giờ lên lớp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ học tập, có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức mới của bài học. b. Nội dung: GV đặt vấn đề, thu hút HS vào chủ đề bài học; HS quan sát video, vận dụng kiến thức, kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của HS. - Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu tranh hoặc video về các sinh vật biến đổi gene. - GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi sau: (1) Sinh vật biến đổi gene mang lại những lợi ích gì cho con người? (2) Sinh vật biến đổi gene được tạo ra bằng cách nào? (3) Vì sao trên thế giới hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về việc sử dụng sinh vật biến đổi gene? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV thống nhất nội dung, dẫn dắt gợi mở cho HS: Sinh vật biến đổi gene ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống con người. Sinh vật biến đổi gene được tạo ra nhờ công nghệ gene. Đây là quy trình công nghệ cho phép chuyển gene từ loài này sang loài khác. Vậy công nghệ gene gồm những bước nào? Cơ sở khoa học của công nghệ gene là gì? Công nghệ gene được ứng dụng trong những lĩnh vực nào? - Bài 3. Công nghệ gene.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và quy trình công nghệ gene a. Mục tiêu: - Nêu được khái niệm công nghệ gene. - Trình bày được ba bước của quy trình công nghệ gene. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục I SCĐ tr.19 - 21 tìm hiểu khái niệm và nguyên lí của công nghệ gene. c. Sản phẩm học tập: Khái niệm và quy trình công nghệ gene. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1. Khái niệm công nghệ gene - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục I.1 SCĐ và trả lời câu hỏi sau: Công nghệ gene là gì? Công nghệ gene tạo ra những sản phẩm nào? Nhiệm vụ 2. Quy trình công nghệ gene - GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu các nhóm (4 - 6 HS) nghiên cứu nội dung mục I.2, kết hợp quan sát hình 3.1 và hoàn thành bảng sau: Các bước Nội dung Bước 1: Phân lập gene chuyển Bước 2: Cài gene cần chuyển vào vector Bước 3: Chuyển vector vào tế bào nhận I. KHÁI NIỆM VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GENE 1. Khái niệm - Công nghệ gene là quy trình công nghệ sử dụng các kĩ thuật DNA tái tổ hợp để thay đổi kiểu gene và kiểu hình của sinh vật. - Công nghệ gene tạo ra các sinh vật biến đổi gene. 2. Quy trình công nghệ gene Bước 1: Phân lập gene chuyển: phân lập gene đích ra khỏi hệ gene của tế bào cho và nhân bản thành nhiều bản sao giống nhau. Bước 2: Cài gene cần chuyển vào vector: trộn gene đích với vector (sau khi đã xử lí bằng enzyme giới hạn) và enzyme ligase để chúng nối lại với nhau, tạo ra DNA tái tổ hợp.