Content text DEMO Q715.pdf
Đề tài: Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh thông qua các kỹ thuật dạy học nhóm phân môn Vật lý KHTN lớp 7 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU .........................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................3 2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4 5. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến...........................................................4 B. NỘI DUNG......................................................................................................5 1. Cơ sở lý luận .................................................................................................5 1.1. Quan điểm về phát triển năng lực giao tiếp hợp tác cho học sinh THCS5 1.2. Khái niệm và ý nghĩa của kỹ thuật dạy học nhóm ..................................5 1.3. Quy trình vận dụng kỹ thuật dạy học nhóm trong giảng dạy phân môn Vật lý - Khoa học tự nhiên 7..........................................................................6 2. Cơ sở thực tiễn ..............................................................................................6 3. Biện pháp thực hiện.......................................................................................8 Biện pháp 1. Vận dụng hiệu quả kỹ thuật “Khăn trải bàn” giúp học sinh phát huy năng lực giao tiếp và tư duy cá nhân.......................................................8 Biện pháp 2. Vận dụng kỹ thuật “Lẩu băng chuyền” để phát huy tinh hợp tác tích cực cho học sinh ..............................................................................11 Biện pháp 3. Vận dụng kỹ thuật “Bể cá” trong học tập phân môn Vật lý giúp học sinh trao đổi và thảo luận hiệu quả........................................................14 Biện pháp 4. Vận dụng kỹ thuật “Sơ đồ tư duy” nhằm nâng cao khả năng giải thích và kết nối thông tin cho học sinh .................................................16 Biện pháp 5. Vận dụng kỹ thuật “KWL” giúp học sinh phát triển tư duy suy luận và năng lực khám phá kiến thức...........................................................18 4. Hiệu quả của sáng kiến................................................................................21 5. Điều kiện cần thiết để thực hiện sáng kiến.................................................23 6. Khả năng áp dụng và nhân rộng sáng kiến..................................................23 C. KẾT LUẬN....................................................................................................24 1. Kết luận .......................................................................................................24
Biện pháp 1. Vận dụng hiệu quả kỹ thuật “Khăn trải bàn” giúp học sinh phát huy năng lực giao tiếp và tư duy cá nhân * Mục đích: Mục đích của biện pháp là tạo ra môi trường học tập tương tác và sinh động, cải thiện kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Đồng thời, quá trình này cũng tạo ra một không gian học tập tích cực và hợp tác, hỗ trợ học tập hiệu quả và sáng tạo. * Nội dung và cách thực hiện: Kỹ thuật dạy học “Khăn trải bàn” là hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm, nhằm đạt được nhiều mục tiêu giáo dục quan trọng. Kỹ thuật này được thiết kế để kích thích và thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh trong lớp học, tạo cơ hội cho từng cá nhân đóng góp ý kiến và thể hiện quan điểm của mình. Đồng thời, kỹ thuật này cũng tăng cường tính độc lập và trách nhiệm của từng học sinh, giúp các em nhận thức rõ hơn về vai trò của mình trong nhóm và trong quá trình học tập chung. Kỹ thuật “Khăn trải bàn” được tiến hành theo các bước sau: + Đầu tiên, học sinh được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm gồm 4 người (hoặc có thể nhiều hơn). + Mỗi thành viên ngồi vào vị trí để thuận tiện cho việc làm việc nhóm. Các nhóm tập trung vào một câu hỏi hoặc chủ đề cụ thể. + Mỗi cá nhân sẽ viết câu trả lời hoặc ý kiến của mình vào ô được đánh số trên tấm khăn trải bàn (giấy A0) trong khoảng vài phút, làm việc độc lập để đảm bảo mỗi ý kiến đều được ghi nhận. + Sau khi thời gian làm việc cá nhân kết thúc, các thành viên trong nhóm sẽ chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời để đảm bảo sự đồng thuận. + Cuối cùng, nhóm viết những ý kiến chung, tổng hợp của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn, tạo thành một kết quả đồng nhất và toàn diện về chủ đề được nghiên cứu. Ví dụ 1: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung Bài 12: Mô tả sóng âm, trang 65, Khoa học tự nhiên 7, Bộ sách Chân trời sáng tạo, tôi đã vận dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn” để tổ chức cho học sinh thảo luận, tìm hiểu nội dung bài học theo các câu hỏi gợi ý sau: - Câu 1: Sóng âm là gì? - Câu 2: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sóng âm?
- Câu 3: Sóng âm được đặc trưng bởi các thuộc tính nào? - Câu 4: Làm thế nào để chúng ta đo lường và phân tích sóng âm? - Câu 5: Các ứng dụng của sóng âm trong đời sống hàng ngày là gì? ... Với hoạt động này, các nhóm sẽ phân công mỗi thành viên suy nghĩ và trả lời 1 câu hỏi, sau đó cả nhóm sẽ cùng nhau thảo luận, thống nhất kết quả của cả 5 câu hỏi vào ô trung tâm “Ý kiến của cả nhóm”. Sau đó, tôi sẽ mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp để cả lớp cùng nhau bàn luận, làm rõ vấn đề của bài học. Ví dụ 2: Trong giờ học Bài 15: Ánh sáng, tia sáng, trang 78, Khoa học tự nhiên 7, Bộ sách Chân trời sáng tạo, tôi cũng đã vận dụng kỹ thuật “Khăn trải bàn” và phân công nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu một nội dung cụ thể: - Nhóm 1: Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của ánh sáng - Nhóm 2: Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của tia sáng - Nhóm 3: Nghiên cứu các loại nguồn sáng khác nhau - Nhóm 4: Xác định và gọi tên các chùm sáng thường gặp - Nhóm 5: Tìm hiểu và giải thích về hiện tượng “nhật thực” và “nguyệt thực” Đối với nhiệm vụ này, thành viên các nhóm sẽ hoạt động cá nhân trong thời gian 5 phút, sau đó các nhóm sẽ có thêm 3 phút để chọn lọc, phân tích và tổng hợp ý kiến vào phần trung tâm “Khăn trải bàn”. Hết thời gian, tôi sẽ mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác tôi yêu cầu nghiêm túc lăng nghe và đưa ra góp ý cho nhóm bạn.
Biện pháp 5. Vận dụng kỹ thuật “KWL” giúp học sinh phát triển tư duy suy luận và năng lực khám phá kiến thức * Mục đích: Mục đích của biện pháp là tạo cơ hội cho học sinh tự tổ chức và đánh giá quá trình học tập của mình. Qua đó, học sinh phát triển kỹ năng tự học, phân tích thông tin và ứng dụng kiến thức một cách hiệu quả hơn, đồng thời làm cho quá trình học trở nên chủ động và có mục tiêu rõ ràng. * Nội dung và cách thực hiện: KWL do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, vốn là một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L. Ví dụ 1: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung Bài 8: Tốc độ chuyển động, trang 52, Khoa học tự nhiên 7, Bộ sách Chân trời sáng tạo, tôi đã thiết kế phiếu học tập theo kỹ thuật “KWL” để chia nhóm và tổ chức cho học sinh thảo luận, tìm hiểu về: Chuyển động và tốc độ của chuyển động. Trước khi tổ chức hoạt động, tôi đã giải thích cho học sinh các cột trong phiếu học tập. Cụ thể: - Cột K (K - Know): Những gì các em đã biết về chuyển động và tốc độ của chuyển động. - Cột W ((W - Want to know): Những gì các em muốn biết về chuyển động và tốc độ của chuyển động. - Cột L (L - Learned): Những gì các em đã biết thêm về chuyển động và tốc độ của chuyển động sau khi tìm hiểu bài học.