PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text Đề số 1-HS.docx

Phần ba MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ SỐ 1 Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án) Câu 1. “Hệ thống các chính sách, chương trình của Nhà nước và các lực lượng xã hội nhằm hạn chế, phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho các thành viên trong cộng đồng trong trường hợp bị mất hoặc giảm thu nhập hay khi gặp phải các rủi ro xã hội khác” là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Thuế. B. Ngân sách nhà nước. C. Bảo hiểm. D. An sinh xã hội. Câu 2. Anh X kí hợp đồng với Công ty Bảo hiểm N. Anh không may mắc bệnh hiểm nghèo và được Công ty N chi trả quyền lợi bảo hiểm với số tiền 200 triệu đồng theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Loại hình bảo hiểm mà anh X tham gia là A. bảo hiểm y tế. B. bảo hiểm xã hội. C. bảo hiểm thương mại. D. bảo hiểm thất nghiệp. Câu 3. Anh C là công nhân của một xí nghiệp dệt may và đã tham gia bảo hiểm xã hội được 10 năm. Do sức khoẻ không đảm bảo nên anh quyết định xin nghỉ việc. Anh C cần làm gì để có được nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống khi về già? A. Rút tiền bảo hiểm xã hội một lần. B. Chờ đến khi đủ tuổi để được hưởng lương hưu. C. Tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. D. Làm hồ sơ lĩnh tiền trợ cấp thất nghiệp. Câu 4. Việc lập kế hoạch kinh doanh không gồm bước nào sau đây? A. Nuôi dưỡng đam mê kinh doanh. B. Xác định ý tưởng kinh doanh. C. Phân tích các điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh. D. Đánh giá cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí. Câu 5. Bối cảnh nào sau đây mang lại cơ hội kinh doanh tốt nhất? A. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng lên. B. Lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp tăng lên.
C. Cung sản phẩm thiếu hụt so với nhu cầu xã hội. D. Thu nhập của người tiêu dùng giảm xuống. Câu 6. Trong các trách nhiệm sau đây, đâu không phải là trách nhiệm kinh tế của của doanh nghiệp? A. Giữ chi phí ở mức tối thiểu. B. Tuân thủ pháp luật kinh doanh. C. Tối đa hoá doanh thu. D. Đầu tư phát triển kinh doanh. Câu 7. Việc các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn tối ưu hoá quy trình vận hành là thực hiện hình thức trách nhiệm xã hội nào sau đây? A. Trách nhiệm kinh tế. C. Trách nhiệm từ thiện, tình nguyện. B. Trách nhiệm pháp lí. D. Trách nhiệm đạo đức. Câu 8. Nội dung nào sau đây là sai khi nói về ý nghĩa việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? A. Nâng cao uy tín của doanh nghiệp. B. Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. C. Gia tăng khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội. D. Thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. Câu 9. Để thống nhất tỉ lệ phân chia các khoản thu, chi, các gia đình cần quan tâm đến nội dung nào sau đây? A. Phân bổ số tiền cụ thể cho từng khoản chi. B. Phân bổ số tiền tập trung cho quỹ dự phòng. C. Chủ yếu tập trung cho khoản chi tiết kiệm. D. Chia đều cho tất cả các khoản chi. Câu 10. Đâu là sai lầm dễ mắc phải trong quá trình lập kế hoạch thu, chi trong gia đình? A. Thống nhất tỉ lệ phân chia khoản thu, chi. B. Xác định các nguồn thu trong gia đình. C. Phân bổ số tiền tập trung cho chi tiết kiệm. D. Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình. Câu 11. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác là tài sản thuộc sở hữu
A. toàn dân. B. tập thể. C. tư nhân. D. hỗn hợp. Câu 12. Việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản được gọi là A. chiếm hữu. B. sở hữu. C. sử dụng. D. định đoạt. Câu 13. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội được gọi là A. quyền chiếm hữu của chủ sở hữu. B. quyền sử dụng của chủ sở hữu. C. quyền định đoạt của chủ sở hữu. D. quyền quyết định của chủ sở hữu. Câu 14. Quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản được gọi là A. quyền chiếm hữu. B. quyền sử dụng. C. quyền định đoạt. D. quyền sở hữu. Câu 15. Nội dung nào sau đây phù hợp quy định của Hiến pháp năm 2013 về nghĩa vụ nộp thuế của công dân? A. Mọi công dân đều phải nộp thuế để đảm bảo nguồn thu ngân sách. B. Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo khả năng. C. Mọi hoạt động kinh doanh đều phải nộp thuế. D. Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định. Câu 16. Hành vi không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế là hành vi A. vi phạm các thủ tục thuế. B. trốn thuế, gian lận thuế. C. chậm nộp thuế. D. khai sai thuế. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 17, 18, 19, 20 Khi phát hiện bố mình là ông K bị hôn mê, anh S cùng mẹ là bà G và hàng xóm là ông Q nhanh chóng đưa ông K vào bệnh viện gần đó. Tại bệnh viện, sau khi sơ cứu cho ông K, anh H là bác sĩ phụ trách đã tư vấn gia đình anh S đưa ông K đi điều trị ở bệnh viện tuyến trên với lí do tình trạng bệnh của ông K vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện. Cho rằng anh H và bệnh viện này làm việc tắc trách nên anh S đã hành hung anh H. Bà G sau khi chửi mắng anh H đã gọi điện cho người thân trong gia đình bà để đến và gây sức ép với bệnh viện. Câu 17. Những ai trong tình huống trên là thân nhân của người bệnh theo quy định của pháp luật hiện hành?
A. Anh S, ông Q. B. Bà G, anh H. C. Anh S, bà G. D. Anh S, bà G, ông Q. Câu 18. Những ai trong tình huống trên đã vi phạm pháp luật về quyền của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ? A. Anh S, bà G. B. Anh S, bà G, ông Q. C. Anh S, anh H, ông Q. D. Anh S, bà G, anh H. Câu 19. Trong tình huống trên, bác sĩ H có quyền nào sau đây theo quy định của pháp luật? A. Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho ông K vì ông đã bị hôn mê. B. Khám bệnh cho ông K khi chưa có giấy phép hành nghề. C. Chữa bệnh cho ông K trong thời gian, địa điểm đăng kí. D. Kê đơn, chỉ định bất kì loại thuốc nào có thể có tác dụng. Câu 20. Trong tình huống trên, anh S không có quyền nào sau đây theo quy định của pháp luật? A. Được thông tin, giải thích về tình trạng sức khoẻ của ông K. B. Giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án của ông K. C. Từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh. D. Được quyết định việc chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh cho ông K. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 21, 22 Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là hiệp định thương mại tự do nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn sự gắn kết giữa ASEAN với Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Mục tiêu của Hiệp định RCEP là thiết lập một nền tảng quan hệ đối tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi. Theo đó, Hiệp định sẽ mang lại cơ hội thị trường, việc làm cho doanh nghiệp và người dân trong khu vực. Câu 21. Việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) thể hiện cấp độ nào của hội nhập kinh tế quốc tế? A. Cấp độ song phương. B. Cấp độ đa phương. C. Cấp độ khu vực. D. Cấp độ toàn cầu. Câu 22. Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ đem lại lợi ích gì? A. Thu hẹp thị trường xuất, nhập khẩu. B. Tách biệt mối quan hệ kinh tế. C. Giảm nguy cơ cạnh tranh. D. Mở rộng thị trường xuất khẩu. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 23, 24

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.