PDF Google Drive Downloader v1.1


Report a problem

Content text 2. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI.pdf

1 BÀI. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI I. XÂY DỰNG DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC KIM LOẠI Khi quan sát phản ứng của kim loại với các chất khác nhau, có thể sắp xếp các kim loại thành dãy theo thứ tự khả năng phản ứng giảm dần. Dãy này được gọi là dãy hoạt động hoá học. 1. Thí nghiệm 1 Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4 và cho mẩu dây đồng vào dung dịch FeSO4. (1) (2) Hình. Minh họa thí nghiệm 1 1 – Đinh sắt tác dụng với dd CuSO4 2 – Dây đồng không tác dụng với dd FeSO4 – Hiện tượng: + Ở ống nghiệm (1), có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt. + Ở ống nghiệm (2) không có hiện tượng gì xảy ra. – Nhận xét: + Ở ống nghiệm (1) sắt đẩy đồng ra khỏi dung dịch muối CuSO4. Fe(r) + CuSO4 (dd) ⎯⎯→ FeSO4 (dd) + Cu(r) (trắng xám) (lục nhạt) (đỏ) + Ở ống nghiệm (2), đồng không đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối FeSO4. Nhận thấy: Sắt hoạt động hoá học mạnh hơn đồng.  Ta xếp sắt đứng trước đồng: Fe, Cu. 2. Thí nghiệm 2 Cho mẩu dây đồng vào ống nghiệm (1) đựng dung dịch AgNO3 và mẩu dây bạc vào ống nghiệm (2) đựng dung dịch CuSO4. – Hiện tượng: + Có chất rắn màu xám bám vào dây đồng ở ống nghiệm (1).
2 + Ở ống nghiệm (2), không có hiện tượng gì. (1) (2) Hình. Minh họa thí nghiệm 2 1 – Đồng phản ứng với dd AgNO3 2 – Bạc không phản ứng với dd CuSO4 – Nhận xét: Đồng đẩy được bạc ra khỏi dung dịch muối. Cu(r) + 2AgNO3(dd) ⎯⎯→ Cu(NO3)2 (dd) + 2Ag(r) (đỏ) (không màu) (xanh lam) (xám) – Bạc không đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối. Nhận thấy: Đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc.  Ta xếp đồng đứng trước bạc: Cu, Ag. 3. Thí nghiệm 3 Cho đinh sắt và lá đồng nhỏ vào hai ống nghiệm (1) và (2) riêng biệt đựng dung dịch HCl. (1) (2) Hình. Minh họa thí nghiệm 3 1 – Sắt phản ứng với dd HCl 2 – Đồng không phản ứng với dd HCl
3 – Hiện tượng: + Ở ống nghiệm (1) có nhiều bọt khí thoát ra. + Ở ống nghiệm (2) không có hiện tượng gì. – Nhận xét: Sắt đẩy được hydrogen ra khỏi dung dịch acid. Fe (r) + 2HCl (dd) ⎯⎯→ FeCl2 (dd) + H2 (k) (lục nhạt) Nhận thấy: Đồng không đẩy được hydrogen ra khỏi dung dịch acid.  Ta xếp sắt đứng trước hydrogen, đồng đứng sau hydrogen: Fe, H, Cu. 4. Thí nghiệm 4 Cho mẩu natri và đinh sắt vào hai cốc (1) và (2) riêng biệt đựng nước cất có thêm vài giọt dung dịch phenolphthalein. (1) (2) Hình. Minh họa thí nghiệm 4 1 – Natri tác dụng với nước 2 – Sắt không tác dụng với nước – Hiện tượng: + Ở cốc (1), mẩu natri nóng chảy thành giọt tròn chạy trên mặt nước và tan dần, dung dịch có màu đỏ. + Ở cốc (2), không có hiện tượng gì. – Nhận xét: Ở cốc (1), natri phản ứng ngay với nước sinh ra dung dịch base nên làm dung dịch phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ. 2Na (r) + 2H2O (1) ⎯⎯→ 2NaOH (dd) + H2 (k) Nhận thấy: Natri hoạt động hoá học mạnh hơn sắt.  Ta xếp natri đứng trước sắt: Na, Fe. • Kết luận: Dựa vào kết quả của các thí nghiệm 1, 2, 3, 4 ta có thể sắp xếp các kim loại theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học như sau: Na, Fe, H, Cu, Ag. Và bằng nhiều thí nghiệm hóa học khác nữa, người ta so sánh được mức độ hoạt động hóa học của nhiều
4 kim loại khác và sắp xếp chúng thành một dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động gọi là dãy hoạt động hóa học của kim loại. • Sau đây là dãy hoạt động hóa học của một số kim loại tiêu biểu: K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au II. Ý NGHĨA CỦA DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC KIM LOẠI Dựa vào dãy hoạt động hoá học của kim loại, ta biết: 1. Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải. 2. Kim loại đứng trước Mg phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch base và giải phóng khí H2. 2Na + 2H2O ⎯⎯→ 2NaOH + H2 ↑ Ca + 2H2O ⎯⎯→ Ca(OH)2 + H2 ↑ 3. Kim loại đứng trước H tác dụng được với dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng, ...) giải phóng khí H2. Fe + 2HCl ⎯⎯→ FeCl2 + H2 ↑ Cu + 2HCl ⎯⎯→ không phản ứng (vì Cu đứng sau H) 4. Kim loại đứng trước (trừ K, Na, Ca, ...) có thể đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. Fe + CuSO4 ⎯⎯→ FeSO4 + Cu ↓ Cu + 2AgNO3 ⎯⎯→ Cu(NO3)2 + 2Ag ↓

Related document

x
Report download errors
Report content



Download file quality is faulty:
Full name:
Email:
Comment
If you encounter an error, problem, .. or have any questions during the download process, please leave a comment below. Thank you.